ClockChủ Nhật, 29/09/2024 07:32

Trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh năm 2024

Với sự tham gia của 345 tác phẩm của 48 đơn vị - cơ quan báo chí, Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 là năm có số lượng tác phẩm và đơn vị - cơ quan báo chí tham dự đông nhất trong những lần tổ chức giải.

Hân hoan tuổi lên 10Chuyện nghề sau những giải thưởng báo chíVinh danh 35 tác giả, nhóm tác giả đoạt Giải Báo chí Hải Triều lần thứ V - năm 2024

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao Giải Đặc biệt cho nhóm tác giả của Đài Truyền hình Việt Nam 

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), tối 28/9, tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội), Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024.

Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, lần thứ VII - năm 2024 tiếp tục thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của đông đảo phóng viên và các cơ quan báo chí.

Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng số 345 tác phẩm của 48 đơn vị - cơ quan báo chí gồm 7 cơ quan báo chí Hà Nội, 41 đơn vị - cơ quan báo chí trung ương, bộ ngành, địa phương tham dự với đầy đủ các loại hình báo chí.

Trong đó có 108 tác phẩm báo in; 150 tác phẩm báo điện tử; 87 tác phẩm phát thanh-truyền hình.

Năm 2024 là năm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); đây cũng là năm có số lượng tác phẩm báo chí, số đơn vị - cơ quan báo chí Trung ương tham dự giải nhiều nhất từ trước tới nay.

Đáng chú ý Giải năm nay có sự tham gia của 4 cơ quan báo chí thuộc các tỉnh: Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ngãi.

Các tác phẩm dự thi khai thác một số khía cạnh mới về đề tài văn hóa, con người Hà Nội, việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc Mường ở Hà Nội, tình cảm và khí chất của người Hà Nội ở Tây Bắc, trên mảnh đất Điện Biên lịch sử...

Nhiều tác phẩm báo chí được chuẩn bị công phu, bám sát thực tiễn, phản ánh đúng, trúng và kịp thời các vấn đề trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội. Điều đó thể hiện tinh thần lao động nghiêm túc, sáng tạo, trách nhiệm của những người làm báo, các cơ quan báo chí trước các vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa Thủ đô Hà Nội hiện nay.

Hội đồng Sơ khảo đã tổ chức chấm Giải và giới thiệu được 80 tác phẩm vào vòng Chung khảo (trong đó có 24 tác phẩm báo in, 35 tác phẩm báo điện tử, 21 tác phẩm phát thanh, truyền hình).

Tiếp đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã chủ trì tổ chức triển khai chấm Giải vòng Chung khảo.

Kết quả cụ thể, Hội đồng Chung khảo thống nhất lựa chọn được 34 tác phẩm báo chí xuất sắc nhất để trao giải, gồm 1 Giải Đặc biệt thuộc về nhóm tác giả Đài Truyền hình Việt Nam với tác phẩm: Dấu ấn công nghiệp văn hóa Thủ đô.

3 Giải A gồm các tác phẩm: Tạo "mã định danh" người Hà Nội (Báo Hà Nội mới), Chấn hưng, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Báo Kinh tế và Đô thị), Hà Nội nỗ lực xây dựng thành phố sáng tạo (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội).

Ngoài ra còn có 5 Giải B, 10 Giải C và 15 Giải Khuyến khích. Ban Tổ chức đồng thời cũng lựa chọn được 2 cơ quan báo chí tiêu biểu có nhiều tác phẩm chất lượng tham dự giải.

Nhóm tác giả: Khánh Sơn, Quang Huy, Hoàng Huy, Hồng Tươi, Trần Thanh, Bùi Giang, Tuấn Vũ của Truyền hình Nhân Dân vinh dự được trao giải B với tác phẩm: “Thăng Long-Hà Nội: Thế rồng bay lên”.

Tại Lễ trao giải, khán giả cũng được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc về Hà Nội.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top