ClockThứ Hai, 06/06/2016 08:22

Từ hành động nhỏ nhất

TTH - Tháng hành động vì môi trường diễn ra trong điều kiện chúng ta đã và đang trải qua những thảm họa môi trường rất nghiêm trọng. Đây như lời nhắc nhở mạnh mẽ nhất để mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Người dân các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang chống chọi với nạn hạn mặn nghiêm trọng, được cho từ biến đổi khí hậu và những nhân tố tiêu cực tạo ra. Đó là hệ lụy từ khí thải của các nhà máy công nghiệp làm nhiệt độ tăng cao; sự phát triển ồ ạt của các nhà máy thủy điện ở đầu nguồn ảnh hưởng đến dòng chảy và lưu lượng nước trên sông; nạn phá rừng, khai thác nguồn nước ngầm quá mức… Cùng với đó, người dân các tỉnh Bắc Trung bộ, ở lưu vực của một số con sông lại đối diện với tình trạng cá chết hàng loạt; nguyên nhân một phần được xác định từ nước thải của các nhà máy, chất độc từ môi trường do nước mưa cuốn xuống sông… Và còn đó nhiều nguyên nhân phức tạp ảnh hưởng đến môi trường sinh thái chưa được công bố nhưng suy cho cùng, đều xuất phát từ nguyên nhân do con người.

Tại lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2016 tổ chức tại TP. Lào Cai vừa qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mọi công dân phải luôn tâm niệm bảo vệ môi trường không chỉ là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay mà là bảo vệ cho cả những thế hệ mai sau; bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, thiết thực và gần gũi nhất…

Đã có nhiều công trình, dự án cải thiện môi trường; nhiều chiến dịch ra quân làm sạch môi trường, nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường; song, kết quả vẫn không được như mong muốn. Riêng chuyện rác thải sinh hoạt đã là một vấn đề. Trên các tuyến phố, công nhân vệ sinh môi trường vừa quay đi, rác đã xuất hiện trở lại. Người này xả được thì người kia cũng xả được; cứ thế, rác hiện hữu khắp nơi, dọn mãi không xong. Rác thải không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ phát sinh độc tố ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như hủy hoại môi trường sinh thái.

Cho nên, cùng với những chương trình, dự án cải thiện môi trường mang tính vĩ mô, mỗi một người dân cần thay đổi thói quen tùy tiện như xả rác ra môi trường; tích cực tham gia các hoạt động làm sạch môi trường; đồng thời, biết đấu tranh, tố giác những hành động xâm hại đến môi trường của các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, ngành chức năng cần mạnh tay xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trong cộng đồng; để hạn chế những hệ lụy đáng tiếc xảy ra!

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Return to top