ClockThứ Bảy, 20/11/2021 14:57

Từng bước hoàn thiện chiến lược phòng chống dịch COVID-19 gắn với phát triển kinh tế- xã hội

TTH.VN - Ngày 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo quốc gia với Ban Chỉ đạo 63 tỉnh, thành để đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua và bàn các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tưởng niệm những người đã mất trong đại dịch COVID-19Thu gom rác COVID-19 tại các khu phong tỏaHỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộiChương trình COVAX đã phân phối 500 triệu liều vaccine COVID-19Sẽ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ tháng 12/2021Thiết bị lọc không khí có thể loại bỏ virus SARS-CoV-2 lơ lửng

Tại Thừa Thiên Huế, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện các sở, ngành liên quan cùng tham dự.

Số ca tử vong, nguy kịch giảm mạnh

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cùng các đại biểu tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong hơn 1 tháng đầu tiên thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP, cả nước ghi nhận 105.543 ca cộng đồng. So với tháng trước đó, số ca cộng đồng cả nước tăng 2,9%, nhưng số ca tử vong giảm 46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 40,8%.

Đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.

Tại Thừa Thiên Huế, đến sáng 20/11, trên địa bàn đã ghi nhận tổng số 2.071 ca dương tính. Hiện đang điều trị 766 ca, đã được điều trị khỏi 1.300 ca, tử vong 5 ca. Đến nay toàn tỉnh được cấp 1.065.224 liều vắc xin phòng COVID-19. Như vậy, tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 là 70,34% và tỷ lệ người trên 18 tuổi được tiêm đủ liều vắc xin là 18,13%.

Thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nguyên tắc “5K” và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ, của Quốc gia và của tỉnh. Tập trung đẩy mạnh tiêm chủng, phấn đấu người >18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin đạt trên 90% và tiêm đủ liều vắc xin đạt trên 30%. Có kế hoạch sẵn sàng triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 12-18 tuổi ngay khi được Bộ Y tế phân bổ vắc xin.

Tỉnh đề xuất Chính phủ và Bộ Y tế tiếp tục quan tâm, phân bổ thêm vắc xin để triển khai tiêm chủng đạt tỷ lệ trên 90% người dân trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19. Bộ Y tế cho phép triển khai thuốc điều trị COVID-19 theo phác đồ, đặc biệt là thuốc kháng vi rút.

Thống nhất từ trung ương xuống cơ sở

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra công tác hoàn thiện cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 khi số ca cộng đòng tại Thừa Thiên Huế đang cao 

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và hướng dẫn số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; bên cạnh đó tình hình kinh tế-xã hội đã khởi sắc. Qua đó cho thấy việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 và hướng dẫn về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là kịp thời, đúng hướng, sát thực tế.

Để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả hơn trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, các cấp, các ngành tiếp tục đánh giá, góp ý bổ sung Nghị quyết 128 của Chính phủ; bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội đồng bộ và thống nhất từ trên xuống dưới.

Thủ tướng yêu cầu trước mắt, các ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 và Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Trong đó thực hiện nghiêm nguyên tắc đảm bảo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; ứng với cấp độ dịch nào thì có biện pháp hành chính, y tế, an sinh xã hội... phù hợp với cấp độ đó; thực hiện nghiêm công thức phòng chống dịch “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương có kế hoạch hỗ trợ lẫn nhau cùng cấp khi xảy ra dịch bệnh; phối hợp để người dân di chuyển giữa các địa phương thuận lợi và an toàn; tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, phấn đấu hết năm 2021 hoàn thành tiêm vaccine đủ 2 mũi cho người dân từ 18 tuổi trở lên, có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em và tiêm vaccine mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Đặc biệt, chủ động đáp ứng thuốc điều trị COVID-19, trong đó cắt giảm thủ tục hành chính để phân bổ ngay thuốc điều trị cho các địa phương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao: các bộ, ngành phối hợp xây dựng, sớm ban hành quy định, quy trình xét nghiệm, cách ly, phù hợp, trong đó xem xét xã hội hóa công tác xét nghiệm. Xem xét bố trí kinh phí để các bộ, ngành, địa phương mua sắm vật tư, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch. Nghiên cứu, bổ sung các nội dung, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp phù hợp với tình hình mới...

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Việt Nam - UAE ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 28/10 (giờ địa phương), tại thành phố Dubai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum.

Việt Nam - UAE ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Return to top