ClockThứ Sáu, 09/12/2022 17:32
Kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII:

Ưu tiên các giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục, văn hóa, y tế

TTH.VN - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ hợp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII, chiều 9/12 đã diễn ra phiên thảo luận về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tại phiên thảo luận, các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 và các chỉ tiêu kinh tế năm 2023.

Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ HuếHĐND tỉnh cho ý kiến nhiều vấn đề cần điều chỉnh, bổ sungTìm giải pháp gỡ khó giải ngân vốn đầu tư công20 tỷ đồng hỗ trợ di dời cơ sở nuôi chim yến ra khỏi khu vực không được chăn muôiNhiều kiến nghị của cử tri chưa được trả lời dứt điểmKỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII dự kiến thông qua 38 nghị quyếtHĐND tỉnh đã ban hành 135 nghị quyết với những nội dung quan trọng

Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị mở rộng mạng lưới giáo dục 

Hoàn thiện hệ thống  giáo dục, văn hóa và y tế

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Tân, Giám đốc Sở giáo dục và Đạo tạo cho biết, thời gian qua, ngành giáo đã có nhiều nỗ lực, góp phần thực hiện xây dựng tỉnh thành trung tâm giáo dục chất lượng cao. Dù vậy, việc hình thành, phân bổ dân cư ở một số khu vực đã ảnh hưởng đến giáo dục, đó là phá vỡ chỉ tiêu vào lớp 6, gây khó khăn cho việc học tập cho con em.

Nghị quyết Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được HĐND tỉnh thông qua sáng nay ưu tiên quỹ đất theo hướng diện tích đất cho ngành giáo dục tăng lên, huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là mầm non.  Đây là cơ sở để mở rộng mạng lưới giáo dục. Ngoài ra, hiện nay, nhiều chỉ tiêu nông thôn mới đòi hỏi trường lớp đạt chuẩn, giáo viên cũng đạt chuẩn. Do vậy, đại biểu Nguyễn Tân mong muốn lãnh đạo các cấp quan tâm theo cơ chế phân cấp để ngành giáo dục phát triển.

Liên quan đến chiến lược phát triển văn hóa để thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đại biểu Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao băn khoăn về mô hình văn hóa- di sản và cho rằng, thiết chế văn hóa cơ bản trên địa bàn về bảo tàng, nhà hát... vẫn còn thiếu.

Đại biểu đề nghị cần phải có quyết tâm và dành nguồn lực đầu tư cho các thiết chế này. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển lĩnh vực du lịch hội nghị- hội thảo, cần chú trọng đến một thiết chế có thể tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

Về lĩnh vực y tế, đại biểu Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế nêu quan điểm, tỉnh cần mạnh dạn tăng chỉ tiêu số lượng bác sĩ/bệnh nhân. Ngoài ra, có giải pháp cải thiện mạnh mẽ y bạ điện tử và y tế cơ sở, để phục vụ tốt nhu cầu người dân và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đại biểu Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đã làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến ngành y tế.

Đại biểu Phan Thiên Định nêu ý kiến tại phiên thảo luận

Cần gỡ khó các vấn đề trọng tâm

Đánh giá về sự phát triển của ngành nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bên cạnh nêu những kết quả đã đạt được cũng thừa nhận những tồn tại còn hiện hữu. Đó là giá trị của thủy sản hàng năm vẫn chưa cao; trồng trọt cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cây lúa chịu tác động lớn của thời tiết, do vậy những diện tích trồng lúa kém hiệu quả kế hoạch sẽ chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc cây trồng khác. Đại biểu Nguyễn Đình Đức cũng đề nghị, các địa phương khi lập quy hoạch liên quan đến ngành nông nghiệp cần có diện tích để phát triển kinh tế cho hợp tác xã.

Năm 2023 là năm bản lề đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đại biểu Hoàng Phú, Nghị quyết hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cho A  Lưới cần phải tập trung hoàn thành sớm trong năm 2023, để góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo. Hệ thống giao thông trên địa bàn TP. Huế xảy ra  nhiều điểm nghẽn, cần có giải pháp căn cơ xử lý. Ngoài ra, cũng phải có giải pháp ưu tiên các dự án hạ tầng độ thị vệ tinh thành phố Huế nhằm giãn dân.

Cũng liên quan đến các phương án quy hoạch đô thị, đại biểu Hà Văn Tuấn, Bí thư Thị ủy Hương Trà cho rằng cần giải quyết dứt điểm vấn đề về quy hoạch, bởi hiện nay, các địa phương gặp khó khăn vì không có quy hoạch. Đại biểu Hà Văn Tuấn cũng đề nghị tỉnh kiến nghị Quốc hội kéo dài thời gian quy hoạch; triển khai xây dựng phát triển đô thị, đầu tư hệ thống giao thống ở một số xã sẽ dự kiến lên phường; tính toán, cân đối lại nhu cầu nguồn đất san lấp của Nhà nước và xã hội; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cần quy trình hóa một số thủ tục hành chính để giúp người dân và doanh nghiệp.

Về lĩnh vực du lịch, đại biểu Phan Thiên Định đánh giá cao các chỉ tiểu trong năm 2023. Dù vây, ông Định cho rằng, chỉ tiêu tổng thu du lịch cần xem xét lại để phù hợp với định hướng phát triển; cần có giải pháp tăng chỉ tiêu này để bắt tay vào thực hiện năm 2023. Ngoài ra, cần có giải pháp để xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số.

Trước những khó khăn về tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, đại biểu Trần Đức Minh kiến nghị, UBND  tỉnh xem xét ưu tiên các doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận với các quỹ để có vốn vay giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư.

Kết luận phiên thảo luận, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu cho biết, phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với 11 ý kiến. Các ý kiến khá toàn diện trên các lĩnh vực. Ông Lê Trường Lưu đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến để giải quyết kịp thời.

Bài, ảnh: LÊ THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV/2024

Kinh tế tháng Tám và 8 tháng năm 2024 tiếp tục quá trình phục hồi của những tháng đầu năm, với dấu ấn đậm nét của động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, khi tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm nay có thể lập mốc lịch sử 400 tỷ USD.

Kinh tế 8 tháng, lực đẩy cho đà tăng trưởng quý IV 2024
Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS

Vào năm tới, khi Malaysia nhậm chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thủ tướng Anwar Ibrahim sẽ có cơ hội thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa ASEAN và các thành viên chính của khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ vọng cao vào Malaysia để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và BRICS
Return to top