ClockThứ Bảy, 11/02/2023 08:50

Việt Nam trúng cử Phó Chủ tịch Ủy ban bảo vệ đa dạng văn hóa UNESCO

Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005 gồm 24 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO về văn hóa, chịu trách nhiệm trong giám sát thực thi công ước...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khănViệt Nam thành công trong kết nối di sản vật thể - phi vật thểViệt Nam trúng cử Ủy ban bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO phát biểu trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng UNESCO. Ảnh minh họa: Thu Hà/TTXVN

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên Chính phủ Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (Công ước 2005) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đại sứ Lê Thị Hồng Vân, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO nhấn mạnh việc lần thứ 2 đảm nhiệm cương vị này “tiếp tục thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với khả năng đóng góp và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu, ghi nhận đóng góp tích cực của ta trong UNESCO cũng như trong nỗ lực thúc đẩy vai trò của văn hóa, sáng tạo cho sự phát triển bền vững, bao trùm và tự cường.”

Diễn ra từ ngày 7-10/2 tại Paris, kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005 đã diễn ra với sự tham dự của gần 400 đại biểu và quan sát viên từ 24 quốc gia thành viên Ủy ban và gần 100 nước, các tổ chức quốc tế và các tổ chức văn hóa, nghệ thuật.

Tham dự về phía Việt Nam có đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, đại diện Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Đoàn Việt Nam đã tham gia chủ động và tích cực vào tất cả các nội dung của kỳ họp.

Các quốc gia thành viên Công ước 2005 đánh giá cao chính sách và các biện pháp thiết thực của Việt Nam nhằm phát huy vai trò của văn hóa như sức mạnh nội sinh, động lực cho phát triển bền vững; bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong bối cảnh văn hóa và sáng tạo bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và quá trình toàn cầu hóa và số hóa.

Những nỗ lực của Việt Nam để xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững và Mạng lưới thành phố sáng tạo cũng được hoan nghênh.

Về cơ hội của Việt Nam với tư cách Phó Chủ tịch Ủy ban, Đại sứ Lê Thị Hồng Vân cho biết: “Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước 2005, đồng thời cũng tranh thủ tri thức, kinh nghiệm và các nguồn lực bên ngoài cho phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa, sáng tạo, hỗ trợ phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Ta cũng có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới - một Việt Nam phát triển năng động, hội nhập sâu rộng, đổi mới sáng tạo, song cũng đậm đà bản sắc."

Ủy ban liên chính phủ Công ước 2005 gồm 24 thành viên, là cơ quan điều hành quan trọng của UNESCO về văn hóa, chịu trách nhiệm trong giám sát thực thi công ước, đề xuất các biện pháp triển khai, hỗ trợ quốc tế trong lĩnh vực này… để Đại hội đồng Công ước thông qua.

Công ước UNESCO về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được thông qua vào ngày 20/10/2005 và đến nay đã được 152 quốc gia phê chuẩn.

Là một trong những nước nỗ lực tham gia vào quá trình soạn thảo và sớm phê chuẩn công ước, lần đầu tiên Việt Nam trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO là vào nhiệm kỳ 2011-2015.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top