ClockThứ Hai, 21/12/2020 16:19

Viết tiếp giấc mơ áo dài

TTH - Dù trời rất lạnh và mưa nhưng cuối tuần qua, chương trình tôn vinh áo dài diễn ra tại Huế đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người dân.

Trình diễn áo dài của các nhà thiết kế HuếThưởng thức ẩm thực Huế trong mưaXây dựng không gian trưng bày áo dài HuếTrời mưa, Huế vẫn rộn ràng với áo dài và ẩm thực

Người tham gia show diễn; người náo nức canh chờ để có những tấm ảnh tư liệu quý; người đội mưa ngắm xích lô quảng diễn áo dài, diễu qua những tuyến đường, từ Thành nội, qua cầu Trường Tiền đến chợ Đông Ba... Hòa vào đường phố, hòa vào mưa, áo dài đã tạo nên vẻ đẹp vừa quen, vừa lạ cho Huế.

Diễn ra trong 3 ngày, từ 18/12/2020, chương trình tôn vinh áo dài lần này là nỗ lực của ngành văn hóa trong chiến lược xây dựng, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Huế với giá trị áo dài, ẩm thực. Chương trình được xem là bước thử nghiệm việc tổ chức “Ngày hội Áo dài” định kỳ hằng năm tại Huế, từng bước hiện thực đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”;  “Huế - Kinh đô Ẩm thực Việt Nam” đã được xác định.

Với mong muốn xây dựng Huế thành thành phố áo dài, nhiều định hướng, hoạt động tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản áo dài đã được khởi xướng. Từ các kỳ Festival Huế với chương trình lễ hội áo dài đến việc thành lập Hội Áo dài Huế từ năm 2009. Tỉnh cũng đã vận động nữ cán bộ, người dân trên địa bàn mặc áo dài đi làm vào đầu tuần. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã có chương trình miễn vé cho phụ nữ mặc áo dài tham quan di tích nhằm vận động người dân mang áo dài. Sở Văn hóa-Thể thao mới đây cũng đã triển khai cho toàn thể cán bộ, công chức, người lao động thuộc sở mặc áo dài truyền thống trong ngày thứ hai đầu tuần mỗi tháng, bắt dầu từ tháng 9/2020, như một sự tiên phong trong việc phục hồi, xây dựng văn hóa áo dài trong đời sống hàng ngày.

Còn nhớ cách đây nhiều năm, trò chuyện với Nghệ nhân thêu Lê Văn Kinh, điều ông trăn trở là làm sao để chiếc áo dài Huế không chỉ hiện hữu trong đời sống thường nhật mà sẽ trở thành sản phẩm văn hóa–du lịch. Du khách đến Huế là để xem áo dài, mặc áo dài, may áo dài, thậm chí tham dự các hội thi áo dài. Khi ấy, áo dài mới thực sự sống, được bảo tồn bền vững gắn với phát huy giá trị.

Từ Đức về Huế, TS. Thái Kim Lan cũng đã ấp ủ dự định xây dựng không gian trưng bày áo dài xưa, tổ chức các show áo dài thường kỳ kèm dịch vụ áo dài cho du khách. “Nếu chỉ dừng lại ở các kỳ festival thôi là chưa đủ. Áo dài phải được quảng bá, lan tỏa giá trị hơn nữa, trở thành sản phẩm văn hóa-du lịch riêng có của Huế, như cách người Nhật đã khai thác hiệu quả hình ảnh, giá trị của chiếc Kimono”, TS. Thái Kim Lan bày tỏ.

Chắc chắn, để Huế trở thành kinh đô áo dài, cần một chiến lược cụ thể, với những bước đi cụ thể. Một thuận lợi là những gì mà người dân Huế đã đón đợi, tham gia Ngày hội Áo dài cuối tuần qua cho thấy, mong ước, niềm đam mê áo dài trong đời sống Huế vẫn sâu đậm. Tình yêu đó cũng đã thôi thúc nhà thiết kế, nhà tổ chức sự kiện trẻ Nguyễn Lan Vi thành công với “Áo dài show” đã trở thành sản phẩm văn hóa-du lịch được yêu thích ở Việt Nam vài năm lại đây khi chương trình có thời điểm bán được hơn 15.000 vé/đêm diễn.

Trên lộ trình xây dựng Huế thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, chắc chắn áo dài là một tiềm năng lớn giàu tính khả thi trong bảo tồn và phát huy giá trị, khi việc xây dựng áo dài Huế thành thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ du lịch gần như hội đủ các điều kiện về lịch sử, sự kế thừa, môi trường bảo tồn, phát triển...Cái còn lại có lẽ là sự quyết liệt hơn trong tổ chức thực hiện mà cốt lõi là sự kết nối, huy động sức mạnh xã hội hóa. 

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

A Lưới từ lâu đã gắn liền với hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chăm chỉ làm ăn, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mơ ước về một ngôi nhà kiên cố để tránh bão lũ, bảo vệ gia đình khỏi thiên tai với nhiều người vẫn còn là điều xa vời. Với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, giấc mơ của nhiều người dân dần trở thành hiện thực.

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

Tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top