ClockThứ Bảy, 19/12/2020 15:43

Xây dựng không gian trưng bày áo dài Huế

TTH.VN - Đó là đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khi đến tham quan không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài của Hiệp hội May - Thêu - Thời trang Huế vào trưa 19/12 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP. Huế (23-25 Lê Lợi).

Trời mưa, Huế vẫn rộn ràng với áo dài và ẩm thựcTrưng bày và thao diễn nghề may áo dài HuếĐưa hội họa lên áo dàiÁo dài vào hội

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tham quan không gian trưng bày áo dài Huế

Tham quan các gian hàng trưng bày, thao diễn áo dài, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ hứng thú tìm hiểu các sản phẩm áo dài, phục sức triều Nguyễn và các sản phẩm thủ công truyền thống, như: nón sen, đệm bàng Phò Trạch, các sản phẩm ứng dụng từ sơn mài…  

Biểu dương sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đội ngũ các nhà thiết kế, các nghệ nhân, thợ may góp phần làm nên thành công của Ngày hội Áo dài Huế, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các nhà thiết kế, nghệ nhân cần nâng cao chất lượng để biến các sản phẩm này thành hàng lưu niệm đặc trưng của Huế, đồng thời mở rộng thị trường để sản xuất đại trà, giảm giá thành sản phẩm.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, trong thời gian tới, cần tổ chức không gian trưng bày áo dài Huế tập trung để du khách có địa điểm tham quan, may đo áo dài, phát triển áo dài thành ngành kinh tế.

Ngành Văn hóa và Thể thao, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng cần có hình thức giới thiệu áo dài truyền thống, áo dài ngũ thân trong chương trình giáo dục địa phương ở bậc phổ thông để giữ gìn bản sắc Huế. Ở bậc mầm non, có thể thí điểm cho các cháu ở các lớp lớn mặc áo dài một buổi mỗi tuần.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày

Sau hơn 5 năm thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã sưu tập được 68 tác phẩm, kinh phí từ ngân sách nhà nước. Năm 2024 này, Bảo tàng dự kiến sẽ đề xuất UBND tỉnh sưu tập thêm 4 tác phẩm. Hội đồng thẩm định tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã họp và thống nhất trình danh sách 4 tác phẩm đề xuất sưu tập. Trong số đó, đáng chú ý có tác phẩm “Cảnh trong vườn” của họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979).

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày
Hà Nội phát triển không gian xứng tầm Thủ đô của cả nước

Hà Nội đang vươn mình phát triển mạnh mẽ với không gian phát triển xứng tầm Thủ đô của cả nước và được nhiều nước trên thế giới vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”... Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), phóng viên báo Tin tức đã phỏng vấn ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội về vấn đề này.

Hà Nội phát triển không gian xứng tầm Thủ đô của cả nước
Học sinh danh dự tham quan, trải nghiệm di sản

Chiều 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Lịch sử tỉnh tổ chức tham quan, trải nghiệm tại Đại Nội cho các em học sinh đạt danh hiệu “Học sinh danh dự toàn trường” năm học 2023-2024.

Học sinh danh dự tham quan, trải nghiệm di sản
Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng

Tiếp tục tôn vinh và khẳng định vị thế Huế Kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế-thành phố trực thuộc trung ương, Chương trình nghệ thuật Áo dài Huế 2024 tạo cơ hội gặp gỡ và tỏa sáng vẻ đẹp Huế gắn với xây dựng và phát triển áo dài Huế trở thành thương hiệu đặc sắc.

Áo dài Huế và huyền thoại chim phụng
Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là vinh dự, tự hào mà còn khẳng định áo dài Huế luôn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có sức sống mãnh liệt trong suốt chiều dài lịch sử - ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi chia sẻ về câu chuyện áo dài vừa được ghi danh.

Sau Di sản quốc gia, áo dài Huế hướng đến Di sản nhân loại

TIN MỚI

Return to top