ClockThứ Sáu, 27/09/2019 18:36

Xi măng Đồng Lâm: Gắn sản xuất với giải quyết quyền lợi của người dân

TTH.VN - Trước việc dư luận quan tâm việc giải quyết kiến nghị người dân liên quan đến hoạt động nổ mìn và khai thác kháng sản của xi măng Đồng Lâm, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí tuần 39 diễn ra chiều 27/9, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh đã cung cấp thêm một số thông tin liên quan được cho là thỏa đáng.

Hỗ trợ gần 2.000 tấn xi măng xây dựng nông thôn mớiXi măng Đồng Lâm: Làm đẹp những con đườngXi măng Đồng Lâm đã trở thành thương hiệu mạnhChờ phương án, chủ trương di dời, tái định cư ở Phong XuânTìm hướng giải quyết cho người dân bị ảnh hưởng bởi Nhà máy xi măng Đồng LâmXi măng Đồng Lâm: Dấu ấn những công trìnhDấu mốc xi măng Đồng LâmTự động hóa sản xuất tại Nhà máy xi măng Đồng Lâm

Đơn vị khai thác đá vôi dùng phương pháp nổ mìn vi sai tại mỏ đá nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng

Nổ mìn vi sai, giảm ảnh hưởng

Thông tin từ Sở Công thương, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép khai thác đá vôi số 1708 ngày 31/8/2009 cho phép khai thác đá vôi bằng phương pháp lộ thiên thuộc xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, trữ lượng khai thác gần 50 triệu tấn đá vôi, công suất khai thác hơn 1,75 triệu tấn đá vôi nguyên khai/năm, độ sâu khai thác âm 30m, thời hạn khai thác 30 năm kể từ ngày ký.

Nhà thầu khai thác mỏ đá vôi Phong Xuân có Giấy phép dịch vụ nổ mìn của tỉnh số 16/GP-ATMT do Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương ngày 18/3/2019 (thời hạn đến ngày 18/3/2021), đã thông báo hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại mỏ đá vôi Phong Xuân theo quy định.

Về hoạt động nổ mìn tại mỏ đá vôi Phong Xuân, hiện nay, nhà thầu khai thác đã thực hiện sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện (vi sai toàn phần theo từng lỗ khoan) đối với các bãi mìn có lỗ khoan lớn và sử dụng búa đập thủy lực để phá đá quá cỡ, không nổ mìn để phá đá quá cỡ, việc áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện đã giảm thiểu tối đa tiếng ồn, chấn động, đá văng và các yếu tố bất lợi khác đối với công trình và người dân sống gần khu vực nổ mìn.

Toàn bộ các nhà dân, công trình kiến trúc quan trọng gần khu vực mỏ trong vòng bán kính 300m đều đã được lập biên bản kiểm kê hiện trạng, chụp ảnh ghi lại các vết nứt.

Trong các năm 2013, 2017 khi có kiến nghị của người dân địa phương, Sở Công Thương đã yêu cầu Công ty CP Xi măng Đồng Lâm thực hiện tiến hành giám sát ảnh hưởng nổ mìn với 5 vụ nổ/đợt giám sát với khối lượng nổ 3.000kg/lần, có sự chứng kiến của Sở Công Thương, chính quyền địa phương và ngành liên quan; kết quả thực hiện ở các vị trí đo khác nhau từ 120m đến 300m đều ghi nhận chỉ số ảnh hưởng chấn động so với mức giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ảnh hưởng tiếng ồn trong giới hạn cho phép, ảnh hưởng đá văng từ 55m đến 64m so với mức giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là 300m.

Đã có giải pháp chống sụt lún, mất nước

Nhiều diện tích bị sụt lún chưa rõ nguyên nhân đang được công ty với nhà khoa học nghiên cứu, tìm lời giải

Về tình hình sụt lún, gây mất nước, đoàn kiểm tra cho biết các hố sụt lún xuất hiện từ tháng 6/2014, đến tháng 7/2015 đã ghi nhận có tất cả 35 hố sụt lún tại khu vực đồng ruộng Mỏm Lang thôn Điền Lộc, chạy dọc theo tuyến đê bao số 1.

Từ tháng 7/2015-9/2015 Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã thực hiện các giải pháp xử lý theo các đề xuất mà các chuyên gia đưa ra cụ thể Công ty đã thay đổi cơ bản thiết kế khai thác, làm đê ngăn nước, tạo hồ cân bằng và lấp nhét đất sét trong các khe nứt nên đã ngăn chặn gần như hoàn toàn hiện tượng sụt lún ngoài đồng ruộng, cũng như hạn chế đáng kể việc mất nước ở đồng ruộng, khu vực bị sụt lún sát đê bao mỏ đá vôi đã được tổ chức canh tác hoa màu bình thường.

Đầu năm 2019 có ghi nhận thêm 1 hố sụt tại nhà ông Thái Văn Quốc. Hố sụt chỉ mới xuất hiện, vị trí hố lại không nằm trên dải đứt gãy, hang karst của mỏ đá vôi và vị trí lại nằm xa khu mỏ cũng nên chưa rõ nguyên nhân.

Về phương án giải quyết vấn đề sụt lún, mất nước, hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với UBND huyện Phong Điền và các Sở, ngành liên quan đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh nhằm nghiên cứu, đánh giá tình trạng sụt lún tại xã Phong Xuân để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục lâu dài và bền vững. Hiện đề tài đang trong giai đoạn xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.

Hỗ trợ, đền bù, giải phóng mặt bằng cho người dân vùng ảnh hưởng

Các diện tích lúa và hoa màu trong khu vực bị ảnh hưởng đều được công ty hỗ trợ, đền bù thỏa đáng cho người dân

Về tình hình hỗ trợ, đền bù, giải phóng mặt bằng, đối với nhà cửa, công trình kiến trúc: Toàn bộ số nhà cửa công trình kiến trúc nằm từ phạm vi 200m đến 300m so với biên mỏ chưa được tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng. Công ty đã tiến hành hỗ trợ sửa chữa rạn nứt nhà dân, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, hỗ trợ di dời mồ mả, san lấp mặt bằng một số công trình trên địa bàn huyện.

Đối với đất nông nghiệp, trong phạm vi đất canh tác bị ảnh hưởng, Công ty đã tiến hành hỗ trợ sụt lún, mất nước làm giảm năng suất hoa màu, thiếu nước sinh hoạt, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ đá văng và bụi bay ra đồng ruộng theo mùa vụ từ năm 2013 đến nay (mỗi năm hai vụ Đông Xuân và Hè Thu) sau khi đánh giá kết quả ảnh hưởng cụ thể của từng hộ dân.

Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự, an toàn khai thác mỏ, trong thời gian chưa hoàn thành công tác đảm bảo ranh giới an toàn khai thác mỏ theo quy định, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã lập Kế hoạch khai thác trình Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện và các ngành, đơn vị liên quan chấp thuận.

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm đã nghiêm túc tuân thủ các quy định về an toàn nổ mìn, khai thác đúng thiết kế mỏ được phê duyệt; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình thi công tại khu vực này, tăng cường công tác cảnh giới, cảnh báo, canh gác, rà soát hết các mối nguy cơ tiềm ẩn; áp dụng các phương pháp công nghệ khoan, nổ mìn tiên tiến để hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng nổ mìn trong quá trình thi công khai thác.

Bài, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xi măng Đồng Lâm: Đồng hành cùng khách hàng

Ngoài việc thường xuyên tiếp cận hỗ trợ trong quá trình sử dụng, tư vấn cho khách hàng về đặc tính sử dụng của sản phẩm xi măng, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm còn tham gia triển khai nhiều chương trình chung tay xây dựng cộng đồng, xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xi măng Đồng Lâm Đồng hành cùng khách hàng
Đồng Lâm tập trung sản xuất dịp tết

Năm 2024, Xi măng Đồng Lâm hướng đến phục vụ các công trình trọng điểm của tỉnh nói riêng và miền Trung nói chung như Dự án đường Quốc lộ và cầu ven biển, hệ thống hạ tầng thuỷ lợi, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2.

Đồng Lâm tập trung sản xuất dịp tết

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top