ClockThứ Ba, 27/06/2023 17:24

Thừa Thiên Huế là một trong hai tỉnh dẫn đầu trong công tác giảm nghèo tại khu vực miền Trung

TTH.VN - Đó là khẳng định của ông Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, tại buổi làm việc với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh về công tác triển khai phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, giai đoạn 2021 – 2025, diễn ra trong ngày 26 và 27/6.
leftcenterrightdel
Ông Phạm Đức Toàn, Phó trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát biểu chỉ đạo tại chương trình làm việc

 

Chuyển biến rõ nét

Báo cáo Đoàn giám sát Trung ương, ông Bạch Chơn Đông, Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thị đua Khen thưởng tỉnh cho biết, phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”  trở thành phong trào sôi nổi, sâu rộng từ tỉnh tới cơ sở; được các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động. Các chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ,  người nghèo được tiếp cận nhiều chính sách trợ giúp. Các dự án giảm nghèo đã bổ sung nguồn lực cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế.

Các mô hình kinh tế dành cho hộ nghèo, cận nghèo cũng được triển khai có kết quả. Đó là, mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Lâu; nuôi lợn nái Phong Điền; sản xuất nông nghiệp tổng hợp huyện Quảng Điền; nuôi cá hồng Mỹ, cá vẩu, gà thả vườn, cá nước ngọt ở huyện Phú Vang, gà trên đệm lót sinh học ở huyện Phú Lộc. Thực hiện phương châm “Trao cần câu hơn xâu cá”, hai huyện A Lưới và Nam Đông tận dụng, khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình làm ăn giỏi, có uy tín trong cộng đồng tham gia giúp đỡ, hướng dẫn hộ nghèo học tập, làm theo từ các mô hình sản xuất, sinh kế hiệu quả.

Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được tỉnh cụ thể hóa thành các phong trào cụ thể, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp. Tiêu biểu có phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, ra đời, đã phát huy được vai trò, trách nhiệm các dòng họ, dòng tộc, làng, bản, đặc biệt là vai trò của trưởng họ, trưởng tộc, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. “Đội ngũ này luôn gương mẫu, nòng cốt đi đầu trong thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Hiện nay, 100% các địa phương trong tỉnh đều phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, được các dòng họ tích cực hưởng ứng”,  ông Bạch Chơn Đông cho biết.

Nhiều mô hình được đánh giá cao

Từ cách làm trên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 4,93% cuối năm 2021 xuống còn 3,56% vào cuối năm 2022 vượt 1,37% so với chỉ tiêu đặt ra. Năm 2023, Thừa Thiên Huế phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn 2,79%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3% trở lên, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% giảm từ 4% trở lên.

Trưởng đoàn giám sát Phạm Đức Toàn khẳng định, Thừa Thiên Huế là một trong hai tỉnh dẫn đầu về kết quả thực hiện công tác giảm nghèo tại khu vực miền Trung. Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ, gắn với thực tế từng địa phương, đơn vị. Nhờ đó, phát huy sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt lồng ghép công tác thi đua, khen thưởng trong các chương trình, dự án, trong hoạt động các đoàn kiểm tra giám sát, trong phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân. Thừa Thiên Huế có nhiều mô hình, chương trình sáng tạo, thiết thực, đa dạng do các địa phương, cơ quan, tổ chức chính trị xã hội của tỉnh phát động cần nhân rộng.  

Ông Phạm Đức Toàn đề nghị Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, tăng cường biểu dương, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện từng địa phương, đơn vị, đoàn thể nhằm khích lệ, động viên phong trào; trong đó, tiếp tục chú trọng khen thưởng, vinh danh việc nêu gương trong thay đổi tập quán, nếp sống, cách thức canh tác lạc hậu, vượt khó thoát nghèo và hỗ trợ, tương trợ hộ khác thoát nghèo.

Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Giảm nghèo ở vùng lõi

Xã Bình Tiến được xem là vùng “lõi nghèo” của TX. Hương Trà. Do vậy, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương không ngừng huy động nhiều nguồn lực để cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Giảm nghèo ở vùng lõi
Vượt mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh

Mục tiêu đặt ra đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,76%. Nếu thực hiện đạt tỷ lệ này sẽ về đích giảm nghèo sớm trước 1 năm so với Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy.

Vượt mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương

Tại Công văn số 21-CV/BCĐ ngày 5/12/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án: Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024)…

Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
Return to top