ClockThứ Ba, 22/12/2015 15:01

Tội phạm mạng đang lợi dụng Việt Nam làm "bàn đạp" phát tán thư rác

TTH.VN - Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam trong năm 2015 diễn ra phức tạp với nhiều hình thức tấn công của hacker.

Báo cáo của VNCER tại Hội thảo tổng kết hoạt động thông tin, cảnh báo, ứng cứu sự cố mã độc gián điệp, tấn công có chủ đích diễn ra sáng 22/12 cho thấy, trong 11 tháng của năm 2015, tại Việt Nam đã có tới 27.978 sự cố an toàn thông tin.

Riêng ở khối cơ quan nhà nước, trong mười tháng đầu năm, có tới 109 trang web bị tấn công thay đổi giao diện với 144 link bị thay đổi; 106 trang web bị cài mã độc với 227 link phát tán mã độc; 1 trang web bị tấn công cài mã lừa đảo (phishing).

Năm 2014, tổng số các sự cố mà VNCERT ghi nhận được là 28.186 và năm 2013 chỉ là 4.810 sự cố.

Nhìn vào các con số trên, có thể thấy năm 2014 và 2015, tình hình an toàn thông tin ở Việt Nam rất phức tạp. Nhiều hãng bảo mật trên thế giới cũng đưa ra cảnh báo tội phạm mạng đang lợi dụng Việt Nam để làm “bàn đạp” phát tán thư rác.

Ông Đường cho hay, các loại sự cố phổ biến thường thấy như lừa đảo thẻ cào, mã hóa dữ liệu người dùng, chiếm đoạt tài khoản, lây lan mã độc tống tiền Ransomware, trộm cắp thông tin cá nhân…

“Tấn công mạng ngày càng nguy hiểm. Thuật ngữ chiến tranh mạng giờ đây không còn xa lạ với mọi người,” lãnh đạo VNCERT nhấn mạnh.

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: wonderhowto.com)

Phía VNCERT cũng cho rằng, năm 2016, tấn công mạng nhằm vào dữ liệu người dùng sẽ gia tăng với các tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền, tấn công trộm cắp thông tin cá nhân. Hình thức tấn công vào các hạ tầng trọng yếu sẽ tăng theo xu hướng phát triển của các chiến dịch tấn công liên quan đến chiến tranh mạng do các quốc gia hoặc các tổ chức tội phạm thực hiện.

Bên cạnh đó, mã độc nhắm vào smartphone với các hình thức tinh vi hơn sẽ xuất hiện. Đặc biệt, xu hướng IoT (Internet of Things) sẽ làm xuất hiện các loại mã độc, hình thức tấn công mới nhắm đến các thiết bị thông minh sử dụng trong cuộc sống.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Return to top