ClockThứ Hai, 31/08/2015 15:18

Vị thẩm phán “gạo cội”

TTH - Kể từ ngày "bén duyên" với ngành Tòa án đến nay tròn 34 năm, giữ nhiều chức vụ quan trọng về mặt Đảng, chính quyền, đoàn thể, ông Bùi Quốc Hiệp, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh đã luôn nỗ lực trong mọi mặt công tác, đóng góp cho ngành (nay gọi là hệ thống Tòa án) rất nhiều tâm huyết, trí tuệ…

Quá trình công tác, ông Bùi Quốc Hiệp được tín nhiệm 5 nhiệm kỳ làm Bí thư chi đoàn cơ quan; tham gia cấp ủy trong 6 nhiệm kỳ, trong đó 4 nhiệm kỳ Phó Bí thư, 2 nhiệm kỳ Bí thư Chi bộ (nay là Đảng bộ), giữ chức vụ Phó Chánh tòa rồi Chánh tòa Hình sự, Phó Chánh án TAND tỉnh cho đến nay. Ông đã lãnh chỉ đạo tòa hình sự và cấp huyện nâng cao chất lượng xét xử. Ông được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Bằng khen của Chánh án TAND tối cao, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động hạng Ba…

Với tấm bằng cử nhân Sinh học, năm 1981 ông Bùi Quốc Hiệp được bố trí về công tác tại TAND tỉnh Bình Trị Thiên với chức danh thư ký tại Tòa Dân sự TAND tỉnh. Ông lao vào nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn (và sau này lấy bằng cử nhân Luật tại Trường đại học Pháp lý Hà Nội), là “cánh tay phải” cho các thẩm phán trong công tác xét xử. Mọi nỗ lực được ghi nhận, đánh giá cao, do đó năm 1984 ông vinh dự được bầu làm thẩm phán khi chưa tròn 29 tuổi. Làm công tác xét xử tại Tòa Dân sự đến năm 1989 ông Hiệp “bước” sang “khâu mũi nhọn”, xét xử án hình sự cho đến nay.

Vừa làm công tác xét xử, vừa là giảng viên kiêm nhiệm tại Khoa Luật, Trường đại học Khoa học Huế (sau này là Khoa Luật thuộc Đại học Huế và là Trường đại học Luật bây giờ), ông Hiệp “thuộc lòng” lý luận và thực tiễn. Điều đó giúp ông đạt kết quả cao trong công tác xét xử, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy, truyền đạt kiến thức đến các thế hệ sinh viên. Là người tận tụy, nhiệt huyết và công tâm trong mọi công việc, đối với những vụ án dân sự, hôn nhân & gia đình…, ngoài thực hiện việc điều tra xác minh, thu thập chứng cứ kỹ lưỡng, xác định sự thật khách quan, ông luôn lắng nghe các bên đương sự, tìm nguyên nhân sâu xa của vụ kiện. Có những vụ án phức tạp, ông cất công về tìm hiểu tại chính quyền và Nhân dân địa phương, để có thể hòa giải tốt hay đưa ra những phán quyết chính xác thấu tình đạt lý. Nhờ đó, ông hòa giải thành công nhiều vụ, giúp hóa giải các vụ án tranh chấp mà các bên đương sự là người ruột thịt…, ổn định gia đình, xã hội.
Trong lĩnh vực án hình sự, ông làm chủ tọa phiên tòa, xét xử thành công nhiều vụ án lớn, phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng. Có vụ án, qua quá trình giải quyết, ông phát hiện bị cáo nhận tội thay người khác nên đã đưa người phạm tội ra trước pháp luật, tránh làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm. “Để làm được điều đó, người thẩm phán phải hết sức thận trọng, đảm bảo mặt tố tụng, nghiên cứu hồ sơ thật kỹ, không bỏ lọt tài liệu chứng cứ nào, kiểm tra lại chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập, hệ thống nguồn chứng cứ trong hồ sơ, nếu chưa rõ phải yêu cầu điều tra bổ sung, xem xét hiện trường nơi xảy ra vụ án. Đồng thời, chủ động có kế hoạch xét xử tại tòa, tránh tình trạng án tại hồ sơ…” Ông Hiệp chia sẻ. Đây cũng là lời tâm sự, nhắn gửi của người thẩm phán “gạo cội” của hệ thống TAND tỉnh Thừa Thiên Huế với các thế hệ đồng nghiệp đi sau.
Bài, ảnh: Duy Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng

Đọc được bài báo "Sông Hai Nhánh - dấu ấn hào hùng" của nhà báo Phạm Hữu Thu (đăng trên Báo Thừa Thiên Huế số: 9122 và 9123 ra các ngày 25, 26/4/2024), chúng tôi chợt nhớ mấy câu thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm. Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước”.

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP:
Một sự lựa chọn của lịch sử

Cách đây 40 năm, vào tháng 2/1984, Hội Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh tổ chức xét phong, bình chọn ra 10 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại, trong đó Việt Nam tự hào có 2 vị được đưa vào danh sách này - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một sự lựa chọn của lịch sử
Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Return to top