ClockThứ Ba, 12/05/2015 10:41

Việc làm nhỏ, niềm tin lớn

TTH - "Cậu ấy lương 2,3 triệu đồng/tháng, dùng điện thoại rẻ tiền, vậy nhưng nhặt được tiền và chiếc điện thoại xịn, liền tìm cách trả lại cho người mất. Việc làm tuy nhỏ, nhưng đem đến niềm tin, rằng cuộc sống có rất nhiều người tốt…"- Ông Lê Văn Phiệt, Đội trưởng Đội quản lý Đô thị TP Huế tự hào kể về Hồ Thái Long, Tổ trưởng Tổ quản lý Đô thị phường An Đông (TP Huế).

Anh Hồ Thái Long

Hôm đó, thực hiện nhiệm vụ như mọi ngày, Hồ Thái Long dẫn anh em trong tổ đi tuần tra quanh địa bàn thành phố. Khoảng hơn 8 giờ tối, đến trục đường Lê Lợi, mọi người thấm mệt. Long cho phép cả tổ dừng chân, qua bên kia đường mua nước về uống. Trong lúc một mình đứng chờ, anh phát hiện chiếc ví to bản nằm bên lề đường. Nhặt lên mở xem, Long thấy bên trong ví có số tiền 4,3 triệu đồng, chiếc điện thoại “xịn” hiệu ZENPHONE 5 còn mới, trị giá khoảng 5 triệu đồng và một số giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm, thẻ ngân hàng, bằng lái xe… của một phụ nữ. Biết sự việc, có người bảo, chủ nhân đánh mất số tài sản chắc chắn khá giả, “xui” Long giữ lại dùng, với lý lẽ mình nhặt được chứ có phải gian lận của ai đâu mà ngại.

“Nhưng tôi nghĩ, người nào mất tài sản mà chẳng đứng ngồi không yên. Thử đặt trường hợp mình, nếu rơi vào hoàn cảnh này cũng tiếc và lo phát sốt lên ấy chứ. Nhất là mất “mớ” giấy tờ, phải làm lại tốn kém thời gian, phức tạp lắm” Long chia sẻ. Thấy hơn chục cuộc gọi nhỡ từ một số máy lạ hiển thị trên điện thoại vừa nhặt được, anh càng hiểu nỗi lo lắng của người mất. Đang định mở tìm số máy người thân của chủ nhân, vừa lúc đó chiếc điện thoại rung lên cuộc gọi đến. “Tôi thấy hiện tên “anh chồng” và giọng một người đàn ông. Anh xưng là chồng của người mất điện thoại” Long kể. Linh cảm đây đúng là người thân của chủ nhân số tài sản bị đánh rơi, nhưng để chắc chắn tài sản bị mất phải được trả cho “chính chủ”, Long yêu cầu người đàn ông kia cho biết họ tên, ngày sinh vợ mình. Thấy thông tin người gọi tới cung cấp khớp với tên và ngày tháng năm sinh của người phụ nữ ghi trên chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe… Long hẹn ngay sau phiên tuần tra (21 giờ 30 phút) sẽ gặp “khổ chủ” để trao lại tài sản.
Vợ chồng anh Đỗ Trung Giàu và chị Lê Hoàng Vân (nhà số 27/7, kiệt 86 đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, TP Huế) cười rạng rỡ khi nhắc lại câu chuyện. “Lúc phát hiện ra bị rơi mất ví, tôi hoảng hốt quá chừng. Tiếc tiền, tiếc điện thoại đã đành, điều tôi lo nhất là mất số giấy tờ quan trọng có trong ví. Ai biết chuyện cũng bảo, đã đánh rơi, người ta nhặt được thì chẳng có cơ hội tìm lại nữa đâu. Tôi cũng nghĩ như thế. Vậy mà… Vợ chồng tôi thật may mắn khi gặp được người tốt”, giọng chị Vân cảm kích. “Long cẩn thận lắm. Khi gặp (chị Vân bận hai con nhỏ nên không đến), anh còn dùng điện thoại vợ tôi gọi vào điện thoại tôi, thấy trong danh bạ hiện tên “chị gấu” (cách gọi vợ hóm hỉnh), Long bật cười, tin chắc tôi đúng là chồng của “chính chủ”. Mừng vì nhanh chóng tìm lại được tài sản, tôi tặng Long 1 triệu đồng để cảm ơn. Nhưng anh nhất quyết từ chối. Coi như đã “hoàn thành nhiệm vụ”, Long còn không lưu lại số điện thoại của tôi. Nhưng tôi đã đề nghị, cho phép tôi trở thành người bạn của Long. Cuộc đời sẽ “giàu” hơn khi có những người bạn tốt như vậy” anh Giàu xúc động.
Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Return to top