ClockThứ Tư, 28/12/2016 13:16

Chăm lo đời sống đồng bào vùng biên

TTH - Lãnh đạo triển khai nhiều giải pháp tích cực phát triển kinh tế hộ gia đình cho đồng bào vùng biên giới, Đảng bộ xã Hồng Thái (A Lưới) đã góp phần củng cố mối quan hệ máu thịt với Nhân dân.

Mô hình gia trại kết hợp trồng rừng và chăn nuôi gia súc là thế mạnh của Hồng Thái

Từ kinh tế hộ gia đình

Anh Hồ Văn Lương, ở thôn A Đâng, xã Hồng Thái phấn khởi: “Sau khi có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, tôi mạnh dạn đầu tư trang trại trồng rừng 7ha và nuôi bò, dê với số lượng hàng chục con. Nguồn vốn vay đầu tư thuận lợi, quy trình sản xuất được cán bộ khuyến nông hướng dẫn đầy đủ nên hiệu quả kinh tế đem lại rõ rệt…”. Ông Hồ Văn Dờ, Phó Bí thư Chi bộ thôn A Đâng cho biết: Để thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả, các chi ủy viên và đảng viên được phân công bám sát cơ sở tìm hiểu những khó khăn vướng mắc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân. Trước khi xây dựng nghị quyết chuyên đề, cấp ủy tiến hành khảo sát, tìm hiểu về kiến thức, tay nghề và nguồn vốn đầu tư của bà con để đưa ra giải pháp phát triển mô hình sản xuất đạt hiệu quả.

Thôn A Đâng hiện có 98 hộ, trước đây tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao, từ khi cấp ủy chi bộ đề ra các chương trình hành động theo phương châm chăm lo tốt hơn đời sống của Nhân dân, nhất là việc phát triển kinh tế hộ gia đình, đến nay số hộ làm ăn khấm khá tăng lên đáng kể. Ngoài anh Hồ Văn Lương, có thể kể đến hộ anh Hồ Văn Cường, Hồ Văn Treo… mỗi gia đình trồng vài hecta rừng, chăn nuôi gia súc hàng chục con, gia cầm đến hàng trăm con. Con đường dưới chân núi từ thôn A Đâng đến thôn I Reo san sát những ngôi nhà khang trang mọc lên, các quầy hàng tạp hóa, quán cà phê, xưởng mộc, cơ sở xay xát... đã minh chứng về sự đổi thay rõ rệt trong đời sống đồng bào nơi đây.

Đến chuyển dịchsản xuất nông nghiệp

Xã Hồng Thái là địa bàn biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, Đảng ủy xã luôn quan tâm công tác tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo cho đồng bào; đồng thời, lãnh đạo chính quyền xã và các đoàn thể tăng cường hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho người nghèo, xây dựng thí điểm mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng. Cấp uỷ, chính quyền xã chủ động trong việc tổ chức thực hiện chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, điều tra, khảo sát nhu cầu chuyển đổi sản xuất của bà con và liên kết xây dựng mô hình về khuyến nông, khuyến lâm phù hợp với đặc điểm của địa phương. Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái, ông Nguyễn Văn Huy cho biết: “Địa phương còn chú trọng xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với dịch vụ du lịch để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tăng dần lao động phi nông nghiệp trên địa bàn”. Nhờ đó, đến nay cơ cấu kinh tế của xã Hồng Thái chuyển dịch khá mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt gần 10%, đời sống người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cải tạo nâng cấp khang trang.

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế, chăm lo nâng cao đời sống đồng bào, Đảng uỷ xã Hồng Thái tăng cường lãnh đạo việc lập quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội… Trên cơ sở được đầu tư về cơ sở hạ tầng, địa phương đã linh động huy động nguồn vốn mở các tuyến đường dân sinh nhằm giãn dân, phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc quy hoạch đất, bố trí giãn dân được nghiên cứu chặt chẽ nên hạn chế tình trạng đất bỏ hoang. Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, tạo điều kiện cho việc khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh của địa phương.

Những kết quả mà Đảng bộ xã Hồng Thái đạt được đã góp phần tích cực trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn; thể hiện rõ việc tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao

A Lưới là huyện miền núi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ vào lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên. Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ cụ thể từ tỉnh và huyện đã giúp người dân nơi đây áp dụng các mô hình kinh tế bền vững, từ đó cải thiện đáng kể đời sống.

Hướng đi mới cho đồng bào vùng cao
Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô
Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi

Tại bản Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông có một người đặc biệt luôn lặng lẽ, tận tụy giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Đó là ông Pơloong Chướch, một nghệ nhân cao tuổi đã dành cả cuộc đời để gắn bó với nghề đan lát.

Giữ nghề gắn với phát triển du lịch ở bản Dỗi
Ổi tháng Mười

Thu đến, những chùm ổi nhà nho nhỏ, xinh xắn được tôi chú ý trước nhất. Chưa thấy quả đâu nhưng chỉ cần nghe mùi thơm thanh thanh quyện vào trong gió là biết ngay trong tán lá xanh um tùm kia, thể nào cũng có chùm ổi vàng ươm, ngọt ngào đang tỏa hương.

Ổi tháng Mười

TIN MỚI

Bếp từ nhập khẩu
Return to top