ClockChủ Nhật, 05/06/2016 09:25

Hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh: Bài học về lý tưởng cho tuổi trẻ

Tinh thần độc lập tự chủ, bản lĩnh dám nghĩ dám làm, dám dấn thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học quý báu để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp tháng 12/1920. (Ảnh tư liệu)

Ngày này hơn một thế kỷ trước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ thực dân phong kiến.

Cuộc hành trình ấy là bài học về lý tưởng cho thanh niên ngày nay, để mỗi bạn trẻ thể hiện tình cảm, tâm huyết của mình, đóng góp trí tuệ, tài năng xây dựng quê hương đất nước “sánh ngang với các cường quốc năm châu” như tâm nguyện của Người lúc sinh thời.

Theo GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Cơ, Giảng viên cao cấp, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh 105 năm trước đã thể hiện bản lĩnh độc lập và tư duy sáng tạo của người thanh niên yêu nước.

Khi Phan Bội Châu quyết định sang Nhật Bản với mục đích kiều viện đã gặp cụ Nguyễn Sinh Sắc trên dòng sông Lam và nói chuyện đưa Nguyễn Ái Quốc, lúc đó là Nguyễn Sinh Cung sang Nhật để theo Đông Du, nhưng Nguyễn Ái Quốc không đồng tình. Đó có thể nói là cảm nhận, mẫn cảm hết sức sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc trong việc lựa chọn sang phương Tây tìm đường cứu nước.

Mong muốn của Nguyễn Ái Quốc là tự do, bình đẳng, bác ái và quyết định sang phương Tây để tìm những ẩn náu sau những từ hoa mỹ đó, nhưng đồng thời để kiểm nghiệm thực tiễn xem nước Pháp và các nước khác đã làm gì để cứu được mình. Đó là động lực khiến Nguyễn Ái Quốc đã từ chối Đông Du mà tự quyết định sang phương Tây tìm chân lý.

21 tuổi, với lòng nhiệt thành của tuổi trẻ và hành trang là bầu máu nóng sục sôi lòng yêu quê hương đất nước, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường chân lý. Để làm được điều đó phải có lòng quyết tâm mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân, nhất là trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.

PGS.TS  Nguyễn Quốc Bảo, Giảng viên cao cấp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, trong con người của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hội đủ những yếu tố cần thiết cho sự dấn thân vào quá trình tìm đường, mở đường, dẫn đường cho dân tộc Việt Nam đi theo. Đó là ý chí lớn lao, tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng vượt qua gian khó, tự nguyện hòa vào cuộc sống của giai cấp cần lao để trực tiếp cảm nhận về thời cuộc…

Đến nước nào, Người cũng làm việc để kiếm sống và hoạt động. Đi đến đâu, Người cũng tự nghiên cứu, tự học. Cả cuộc đời Người là bài học về sự tu dưỡng, rèn luyện, coi cuộc sống là bài học sống động cho mình, coi khó khăn là “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, tất cả chỉ vì một mục tiêu lý tưởng là giành “Độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào”.

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, động lực thôi thúc và khát vọng cháy bỏng của Bác là câu nói nổi tiếng: “Tôi ra nước ngoài để xem họ làm thế nào để về cứu giúp đồng bào mình”. Người đã không đi theo con đường cứu nước của thế hệ cha ông mà tìm con đường cứu nước đúng đắn, giành thắng lợi cho nhân dân thoát khỏi cảnh áp bức, tù đầy, hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nếu như 105 năm trước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân với những “giấc mơ con”, thì đã không có cuộc trở về mùa Xuân năm 1941 để Cách mạng Việt Nam có một vị lãnh tụ thiên tài, đức độ, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách Mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.

Sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, đưa nhân dân lầm than thành người chủ đất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trọn đời cống hiến cho đất nước, dân tộc. Điều này đòi hỏi trách nhiệm đưa Việt Nam trở thành nước giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới, tất cả phụ thuộc vào tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân của thế hệ trẻ hôm nay.

GS.TS, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Cơ cho rằng, trong chiến tranh thanh niên sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần. Ngày nay, cuộc sống nhiều mặt đã tác động, làm cho tư duy, cách suy nghĩ của mỗi người cũng khác nhau và không thể xếp họ trong cùng một trang lứa, cùng suy nghĩ. Trăm nghìn người có trăm nghìn suy nghĩ khác. Việc này chỉ tạo nên sự đồng thuận khi biết giáo dục thanh niên có lý tưởng trong sáng, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngày nay Đảng rất coi trọng việc học tập, noi gương và làm theo Bác Hồ, nhưng làm sao sự học tập đó phải hiệu quả, tránh hình thức, phải thực chất,

Đất nước đã hòa bình, độc lập, tự chủ và phát triển, nhưng khát vọng đưa Việt Nam “sánh ngang với các cường quốc năm châu” vẫn luôn là niềm thôi thúc bao lớp thanh niên hôm nay tiếp tục học tập, rèn luyện, phấn đấu không ngừng. Trong hành trình đưa đất nước tiến lên, tinh thần độc lập tự chủ, bản lĩnh dám nghĩ dám làm, dám dấn thân của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là bài học quý báu để thế hệ trẻ hôm nay vững vàng niềm tin trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế" do Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.

Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH RA “LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC” (11/6/1948-11/6/2024):
Thi đua là yêu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cọi trọng và đề cao vai trò của thi đua ái quốc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người từng khẳng định: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Ngay sau ngày đất nước giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào thi đua đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm…

Thi đua là yêu nước
Kỷ niệm 113 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024)
Mảnh đất hun đúc ý chí ra đi tìm đường cứu nước của Người

Thừa Thiên Huế vinh dự và tự hào là mảnh đất đã có những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia đình Người sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước trong khoảng gần 10 năm, trải qua hai giai đoạn (1895 - 1901) và (1906 - 1909).

Mảnh đất hun đúc ý chí ra đi tìm đường cứu nước của Người
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người
Return to top