ClockThứ Sáu, 06/01/2023 06:01

Nhận diện lợi dụng mạng xã hội để chống phá

TTH - Mạng xã hội (MXH) lan truyền nhanh, phạm vi tác động rộng, vượt qua rào cản địa lý và kỹ thuật. Đó là điều kiện, môi trường thuận lợi cho các loại đối tượng chống đối sử dụng làm công cụ chống phá Đảng, Nhà nước.

Đề kháng trước thông tin xấu, độc

Mạng xã hội đang bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng triệt để nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Ảnh: dangcongsan.vn

Nhiều tổ chức chống đối đã hình thành các trang điện tử, blog, livertream, diễn đàn... chuyên sử dụng MXH như một công cụ không thể thiếu phục vụ cho âm mưu phá hoại của chúng. Mục đích là tuyên truyền phá hoại, phủ nhận nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.

Trên các trang làm ở nước ngoài đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chế độ. Lợi dụng những vi phạm quản lý kinh tế, tham nhũng của một bộ phận cán bộ để đổ lỗi cho đó là do cơ chế, bản chất của chế độ. Lợi dụng những sự kiện chính trị nhạy cảm, làm sai của lãnh đạo ở một vài nơi đề kích động dư luận xã hội, tạo làn sóng phản đối, gây rối, kích động biểu tình gây mất an ninh trật tự.

Đã có không ít trang MXH trở thành những “diễn đàn” đăng tải thông tin giả hoặc không có thật kêu gọi mọi người tham gia bình luận, phê phán Nhà nước, kêu gọi lật đổ chế độ. Đó còn được xem như nơi trả “nhuận bút” cho những bài viết “có giá trị” của các tổ chức “dân sự”, các nhà “dân chủ” cực đoan.

Chưa có tổng kết chính thức có thể phân làm 4 nhóm: Một là, số có kiến thức, phân biệt được đúng sai, không lan truyền thông tin xấu, dám phản biện mặt trái, ủng hộ lẽ phải. Hai là, số nhận thức hạn chế, thiếu thông tin, tâm lý a dua, hiếu kỳ, vô tình bị lôi kéo theo những luận điệu sai trái. Ba là, nhóm nhận thức lệch lạc, cố tình hiểu sai hoặc bất mãn tìm cách bóp méo, xuyên tạc, thổi phồng, làm sai lệch thông tin, chia sẻ đến nhiều người. Bốn là, các thế lực phản động, chống đối, số dân chủ cực đoan được hậu thuẫn bên ngoài tung ra nhiễu loạn gây mất ổn định chính trị, chia rẽ Đảng với Nhân dân, chờ thời cơ hội lật đổ chế độ.

Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng mọi thành phần trong xã hội nhằm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống phá trên cộng đồng mạng. Đòi hỏi người tiếp cận MXH cần tỉnh táo, miễn nhiễm với thông tin xấu độc, cảnh giác và chủ động phản biện, đấu tranh bảo vệ cái đúng, chống lại mọi biểu hiện sai trái.

Một xã hội văn minh rất cần những ứng xử và suy xét văn minh, trước mỗi hành vi, mỗi sự việc một cách khách quan, thấu đáo. Nhiều người nghe thông tin tưởng đó là thật rồi “a dua” bình luận không đúng, chia sẻ thiếu suy xét, tạo nên nhận thức sai lệch cho nhiều người. Đó là những cái “bẫy” diễn ra hàng ngày mà không biết, trở thành kẻ “giúp sức không công”, “tiếp tay” cho vi phạm.

Đừng bao giờ nghĩ rằng MXH là “ảo”, “lời nói gió bay” khi mà nó đang tác động thật, vi phạm “thật”.

Tham gia MXH như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của cá nhân, vừa không rơi vào cạm bẫy bọn phản động, không làm phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc là yêu cầu cao nhất. Những vấn đề đó, đòi hỏi tuyên truyền Nhân dân không tự biến mình thành những kẻ “làm không công”, bị đối tượng xấu lợi dụng, dẫn dắt phục vụ cho mưu đồ chống phá. Quản lý và chế tài xử lý cũng cần theo hướng đó để cư dân mạng phân biệt đâu là tự do tiếp cận thông tin, đâu là hoạt động chống đối để ngăn ngừa tác động tiêu cực.

Âm mưu lâu dài của địch là cấu kết, móc nối những cán bộ, lãnh đạo suy thoái, biến chất nhằm mua chuộc, tạo “ngọn cờ” khi có điều kiện làm “cách mạng màu” như đã từng thực hiện ở nhiều nước. Mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định vị trí của mình, có trách nhiệm khi tiếp cận thông tin trên mạng, góp phần phản biện để lan tỏa thông tin chính thống. Tiếp nhận và sử dụng MXH như một kênh tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia bình luận, chia sẻ, cổ vũ cái tốt, phê phán cái xấu. Đó vừa là trách nhiệm, lương tâm vừa phải xác định là những chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ Đảng, chế độ.

Mỗi người cần có trách nhiệm đấu tranh, phản biện với những bài viết, những phần tử cố ý lan truyền thông tin chống đối, phản động. Cần thể hiện xử sự tỉnh táo và trách nhiệm bảo vệ chân lý, lẽ phải, không cho phép a dua bình luận, lan truyền, chia sẻ thông tin sai sự thật, gây nhiễu loạn nội bộ. Những hành vi cố tình hoặc vô ý là vi phạm “Quy định những điều đảng viên không được làm”, vi phạm pháp luật cần được phát hiện sớm từ cơ sở, xử lý nghiêm minh, không để kéo dài.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước

Theo số liệu về công tác giám sát tỷ lệ thông tin trên báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 4/2024, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên báo chí là 19,03%, tăng 0,92% so với tháng trước (giảm 7,69% so với cùng kỳ). Tỷ lệ thông tin tích cực trên báo chí là 60,23%, giảm 2,17% so với tháng trước (giảm 2,48% so với cùng kỳ).

Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước
Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra gần đây ở một số nhà máy sản xuất ngoại tỉnh cho thấy, chỉ cần một sự bất cẩn nhỏ, chủ quan và thiếu trang bị kiến thức, phương tiện, quy trình phòng bị về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là tính mạng người lao động rất dễ bị đe dọa.

Nhận diện nguy cơ tiềm ẩn tai nạn lao động
Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

TIN MỚI

Return to top