ClockThứ Tư, 04/03/2020 07:15

Xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới

TTH - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) có kỹ năng, trình độ để giải quyết các vấn đề từ thực tiễn; nâng cao năng lực đội ngũ CBCC ở khu vực nông thôn là 2 trong nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thực hiện Nghị quyết 54 – NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Đảng bộ tỉnh đặt ra.

Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn ĐảngXây dựng đội ngũ CBCCVC, lao động trong sạch, vững mạnh

Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Thực trạng

Đánh giá về đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp huyện trong toàn tỉnh và đội ngũ CBCC ở cơ sở, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Đoàn Thị Thanh Huyền khẳng định: “Có sự trưởng thành và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, cố gắng vượt khó vươn lên trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo; thực hiện tốt quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và vai trò của người đảng viên đối với quần chúng Nhân dân”.

Thực tế, tỷ lệ cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp từ tỉnh đến cơ sở không ngừng tăng lên so với giai đoạn trước. “Nhiều cán bộ tích cực, chịu khó tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác. Điều đó đã tác động tích cực đến khả năng triển khai thực hiện và cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở, góp phần vào thắng lợi chung của toàn tỉnh”, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Phú Vang Dương Hoàng Giang cho biết.

Tuy vậy, vẫn có không ít cán bộ, đảng viên chủ chốt ở cơ sở, nhất là CBCC ở khu vực nông thôn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Tuy chưa có trường hợp nào bị xử lý, thu hồi quyết định do bổ nhiệm sai quy trình, nhưng thời gian qua, một số trường hợp bổ nhiệm vào những cương vị chủ chốt vẫn còn thiếu các chứng chỉ theo quy định. Vẫn còn những cán bộ ở cơ sở trong quá trình quản lý, xử lý công việc thụ động, thiếu sáng tạo.

“Một số cán bộ giải quyết công việc thiếu khoa học, nặng về kinh nghiệm là chính; chưa chủ động tiếp dân, ít dành thời gian trực tiếp về cơ sở, phương pháp làm việc chưa khoa học, chưa lập kế hoạch công tác phù hợp nên ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình quản lý và lãnh đạo, điều hành công việc ở cơ sở”, Bí thư Huyện ủy Phong Điền Nguyễn Thanh Bình đánh giá.

Đào tạo, nâng cao năng lực

Để cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ tỉnh đến cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Ngoài chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ CBCC, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý; xây dựng tổ chức, bộ máy đáp ứng yêu cầu hình thành các đô thị tương lai, Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ CBCC ở khu vực nông thôn.

Nhiều lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý được các cấp ủy Đảng đã và đang triển khai thực hiện. Trong đó, chú trọng đào tạo CBCC ở địa bàn cơ sở theo hướng sát thực với điều kiện tình hình, giúp CBCC xã nhận thức, nắm bắt, tháo gỡ, xử lý, giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.

UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Huỳnh Cư cho biết, Đảng bộ thành phố luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ. Ngay từ khâu tuyển dụng ban đầu phải yêu cầu có bằng cấp chính quy, đúng chuyên môn khi tuyển dụng. Đánh giá cán bộ phải theo từng chức danh cụ thể. Qua đánh giá, nếu thấy cán bộ đó chưa phù hợp phải có sự luân chuyển, thay đổi ngay. Đó là lý do nhiều chức danh bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND các phường đều được Thành ủy Huế luân chuyển thời gian qua”.

Mới đây, qua tham mưu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tạo điều kiện để 138 cán bộ theo học lớp dự nguồn cấp ủy và cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện. Các lớp bồi dưỡng này vô cùng quan trọng để lãnh đạo tỉnh phát hiện những cán bộ có tài thực sự nhằm bố trí vào vị trí cao hơn; đồng thời, là bước chuẩn bị trước về công tác cán bộ cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Để Đại hội Đảng các cấp đạt kết quả cao, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng đã tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch điều động, bố trí một số cán bộ, nhằm chuẩn bị trước cho nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh và thực hiện chủ trương của Trung ương, Bí thư cấp ủy cấp huyện không phải là người địa phương…

“Quá trình thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy sẽ có sự thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực. Do vậy, việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đủ năng lực, kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo điều hành là vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi CBCC, nhất là ở cấp xã, phường cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm học và tự học để không ngừng nâng cao kiến thức về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà nhấn mạnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 1.774 công chức cấp xã (tỷ lệ 99,27%) và 1.513 cán bộ cấp xã (96,18%) có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 2.235 CBCC (66,51%) có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị; 96 CBCC (2,97%) có trình độ cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị...

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Return to top