ClockThứ Sáu, 03/02/2023 19:43

Thành ủy Huế khen thưởng 79 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2022

TTH.VN - Chiều 3/2, Thành uỷ Huế tổ chức hội nghị tổng kết quả công tác xây dựng Đảng năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

TP. Huế trao tặng Huy hiệu Đảng cho 198 đảng viênLãnh đạo Công an tỉnh và Thành ủy Huế chúc tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đêm giao thừaLãnh đạo TP. Huế gặp mặt nhân sĩ, trí thức Xuân Quý Mão 2023

Lãnh đạo Thành uỷ Huế trao thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2022

Năm 2022, Ban Thường vụ Thành uỷ tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, của hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở theo hướng gắn kết hơn, chia sẻ hơn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Năm 2023, thành phố tập trung quan tâm công tác phát triển đảng viên mới, bảo đảm về số lượng và chất lượng; rà soát đánh giá tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dân quân tại chỗ; thành lập chi bộ đảng lực lượng dân quân biển ở xã Hải Dương, phường Thuận An và trong các hợp tác xã chưa có tổ chức đảng...

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định nhấn mạnh, năm 2022, mặc dù có nhiều khó khăn Đảng bộ, quân và dân thành phố đã đoàn kết, thống nhất, nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, thực hiện đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởng khá so với năm trước; trong đó tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng 12%; doanh thu du lịch tăng 13,3%; thu ngân sách thành phố tăng 12% so với dự toán. Các chương trình y tế, văn hóa, giáo dục, an sinh - xã hội được triển khai đồng bộ; nổi bật, đã giảm 663 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, đạt hơn 200% kế hoạch đề ra năm 2022. 

Năm 2023 có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các cơ chế, nhiệm vụ nhằm thúc đẩy hơn nữa phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ gắn với phát huy giá trị di sản, văn hóa, khai thác hiệu quả các dư địa tiềm năng, góp phần hoàn thiện các tiêu chí để đưa tỉnh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương theo mô hình đô thị di sản đặc thù. 

Tại Hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy đã khen thưởng cho 79 tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 05; phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng” và tổ chức cơ sở Đảng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” năm 2022.

Tin, ảnh: THANH HƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Return to top