ClockThứ Tư, 20/03/2024 07:12

Xây dựng lộ trình giải quyết kiến nghị cử tri

TTH - Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri kịp thời sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính quyền các cấp. Công tác giám sát vấn đề này đã được Thường trực HĐND tỉnh quan tâm.

Giải quyết kiến nghị phải thuyết phục, không để người dân thiệt thòiĐại biểu Quốc hội kiến nghị nên bãi bỏ giấy chuyển viện khi dùng bảo hiểm y tếGiải quyết kiến nghị phải lấy người dân làm trung tâmHương Thủy: Giải quyết các khiếu nại của công dân trong tháng 10Giải quyết kiến nghị của người dân liên quan thủy điện Thượng Nhật

 Tại các buổi tiếp dân của lãnh đạo tỉnh, nhiều kiến nghị của cử tri cũng được đề đạt

Tháo gỡ khó khăn cho người dân

Xác định kết quả theo dõi, đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thường trực HĐND tỉnh đã tập trung theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào cuối năm 2023, HĐND tỉnh đã có những đánh giá rất cụ thể về công tác giải quyết kiến nghị cử tri.

Qua giám sát, Thường trực HĐND tỉnh nhận thấy, tuy phải tập trung cao để giải quyết nhiều công việc quan trọng nhằm đạt mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng UBND tỉnh đã rất chú trọng, tích cực trong công tác chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị cử tri. Các kiến nghị liên quan đến môi trường, điện, nước, đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống của người dân được quan tâm giải quyết nhanh, dứt điểm và có lộ trình, thời gian giải quyết sớm (trong quý I, quý II/2024). Qua đó, thể hiện rõ trách nhiệm của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước đối với cử tri và Nhân dân; góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao đời sống của Nhân dân, được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Việc giải quyết một số kiến nghị như, đầu tư xây dựng mới các nhánh rẽ điện tại một số đường kiệt của phường Thủy Xuân (TP. Huế); xử lý, di dời các trụ điện, hệ thống dây điện và dây mạng viễn thông không đảm an toàn, mất mỹ quan đô thị tại một số địa phương trên địa bàn huyện Phú Vang, Phong Điền; tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản, bố trí các điểm dừng xe buýt trên địa bàn xã Phong Hòa; đầu tư nâng cấp Tỉnh lộ 10C và cống thoát nước băng qua Tỉnh lộ 10C gần khu vực Trường tiểu học Phú Đa 1; triển khai việc khơi thông đảm bảo an toàn dòng chảy sông Như Ý; kiểm tra, xử lý nghiêm và có giải pháp nhằm hạn chế tình trạng kinh doanh, mua bán và sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng… được cử tri quan tâm.

Theo Thường trực HĐND tỉnh, chất lượng giải quyết đối với các kiến nghị của cử tri tiếp tục được nâng lên. Những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ để giải quyết.

Thực tế cho thấy, hoạt động giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri là một nhiệm vụ không dễ, bởi kiến nghị của cử tri rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực lại có nhiều quy định, có ý kiến liên quan đến rất nhiều văn bản quy định, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, chế độ chính sách, rất phức tạp đòi hỏi người giám sát giải quyết phải công tâm trách nhiệm, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định liên quan.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân cho biết, hiện nay, đối với nội dung kiến nghị chưa được giải quyết xong là do đang trong quá trình triển khai thực hiện theo kế hoạch hoặc do gặp những khó khăn về kinh phí. Ngoài ra, có những kiến nghị cần nguồn lực lớn để thực hiện, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách tỉnh, hoặc không thể thực hiện do khách quan.

Cần đảm bảo đúng lời hứa với cử tri

Việc thực hiện tốt công tác giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao niềm tin của Nhân dân, của cử tri đối với chính quyền địa phương cũng như hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo từ những bức xúc qua kiến nghị không được giải quyết hoặc giải quyết không dứt điểm.

Theo Thường trực HĐND tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết kiến nghị cử tri vẫn còn hạn chế, khó khăn. Đó là việc ban hành và triển khai kế hoạch giải quyết kiến nghị cử tri còn chậm; một số kiến nghị phân công chưa đúng thẩm quyền giải quyết; đa số các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị cử tri chậm tiến độ so với yêu cầu của UBND tỉnh; một số kiến nghị được tiếp thu nhưng trả lời chưa đầy đủ, chưa đúng trọng tâm vấn đề mà cử tri nêu... Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri trước kỳ họp của đại biểu HĐND tỉnh và hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh theo quy định.

Trách nhiệm quản lý nhà nước và công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương chưa đồng bộ; một số kiến nghị đang chỉ đạo địa phương và sở, ngành nghiên cứu thực hiện nhưng chưa có lộ trình giải quyết…

Chia sẻ về kinh nghiệm liên quan đến đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị cử tri, Thường trực HĐND TX. Hương Trà cho biết, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại và tố cáo của công dân cho cả đại biểu HĐND và các cá nhân, đơn vị liên quan, nhất là chủ thể trực tiếp giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa người tiếp nhận, theo dõi, đôn đốc với người trực tiếp giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Đa dạng hóa các hình thức để theo dõi, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri của các cơ quan có thẩm quyền; phải xác định việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, ngành, địa phương; cố gắng, tích cực trong tiếp nhận, chỉ đạo, tập trung giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sản xuất của Nhân dân…

Dự báo thời gian đến, tình hình khiếu kiện phức tạp có khả năng tiếp tục phát sinh trên địa bàn liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án. Tại các buổi tiếp dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh gần đây, nhiều kiến nghị của công dân chưa được chính quyền các địa phương giải quyết rốt ráo hoặc người dân chưa đồng tình với cách giải quyết vấn đề của cơ quan chức năng. Trong số đó, nhiều kiến nghị liên quan đến vấn đề đất đai, môi trường mang tính chất phức tạp, kéo dài. Thậm chí, cùng một kiến nghị, người dân đề đạt nguyện vọng với lãnh đạo tỉnh nhiều lần.

Trước những vấn đề tồn đọng liên quan đến giải quyết kiến nghị cử tri, sau kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa VIII, Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị các tổ HĐND tỉnh nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại, xử lý ý kiến cử tri; đảm bảo đúng thẩm quyền xử lý của các cơ quan cấp tỉnh; gửi báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri đúng thời hạn theo quy định. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành giải quyết có hiệu quả các ý kiến, kiến nghị đã có kế hoạch, lộ trình, thời gian giải quyết phấn đấu hoàn thành, đảm bảo đúng lời hứa với cử tri.

Bài, ảnh: LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top