ClockThứ Hai, 04/03/2019 23:42

“Chống dịch... như chống giặc”

TTH - Sáng 4/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến về phòng chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), với sự tham gia của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia của tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), Thú y Thế giới (OIE) và 63 điểm cầu từ các tỉnh, thành phố...., trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Hương Thủy siết chặt công tác ngăn ngừa dịch tả lợn châu PhiHỗ trợ sát giá trị trường đối với heo bị tả châu PhiTăng cường các giải pháp phòng dịchDự phòng dịch tả lợn châu Phi8 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Tiêu độc khử trùng là giải pháp quan trọng phòng dịch

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, địa phương.

7 tỉnh, thành xuất hiện dịch

Theo OIE, từ năm 2017 đến 3/3/2019 đã có hơn 20 quốc gia có bệnh DTLCP. Tại Việt Nam, từ 1/2-3/3, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương). Tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên 4.200 con với trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn. Cục Thú y đã tổ chức lấy 388 mẫu của 98 hộ nuôi lợn xung quanh các hộ có lợn mắc bệnh để xét nghiệm; kết quả phát hiện đại đa số lợn âm tính, một số hộ có lợn dương tính đã được chính quyền và các cơ quan chuyên môn thú y xử lý tiêu hủy.

Các chuyên gia từ Tổ chức FAO và OIE khuyến cáo: Các địa phương cần xây dựng chiến lược truyền thông trên cơ sở minh bạch hóa thông tin, cập nhật các thông tin dịch bệnh liên tục để tăng cơ hội tiếp cận và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bệnh; khi phát hiện cần xử lý nhanh ngay từ đầu bằng cách tiêu hủy, TĐKT, kiểm soát dịch, không để lây lan.

Trên cơ sở xác định DTLCP là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng; không gây bệnh cho các loài động vật khác, lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%. Bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh, phương tiện vận chuyển thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người.

Vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 “không” trong phòng, chống dịch

Hiện thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh. Việc quản lý xuất nhập lợn cần có cơ chế giám sát đặc biệt, thực hiện cơ chế kiểm soát, sát trùng người và phương tiện ra vào các trang trại chăn nuôi, không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý.

Thực hiện "5 không"

Ngay khi hội nghị trực truyến toàn quốc kết thúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tiếp tục họp bàn với các sở, ngành, địa phương về tăng cường các giải pháp phòng chống DTLCP.

Thừa Thiên Huế đã phát hiện bệnh lở mồm long móng ở lợn, tiêu hủy 232 con mắc bệnh và đã khống chế được bệnh. Các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh lợn, DTLCP chưa xuất hiện.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương, đơn vị chủ động thực hiện các giải pháp chống dịch bệnh như: Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm, dấu hiệu và các giải pháp phòng bệnh. Phân công cán bộ thú y giám sát dịch bệnh đến tận hộ gia đình nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ để có biện pháp xử lý. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Xuân 2019. 

Tổ chức kiểm soát các đầu mối giao thông, kiểm tra lưu động việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc vào địa phương, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định. Thực hiện công tác kiểm dịch xuất, nhập động vật đúng quy trình. Tiếp tục nâng cao điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm tra thủ tục nguồn gốc gia súc nhập vào lò mổ, quy trình kiểm soát giết mổ; kịp thời phát hiện những gia súc chết, có triệu chứng nghi ngờ bệnh DTLCP để kịp thời xử lý. Chuẩn bị đầy đủ hóa chất, dụng cụ, phương tiện để kịp thời dập dịch khi có dấu hiệu. 

Các địa phương, sở ngành, cơ quan thông tấn báo chí cần làm tốt công tác thông tin, định hướng tuyên truyền để không gây hoang mang, bán tháo lợn. Vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Phải coi việc chống dịch như chống giặc, huy động toàn bộ hệ thống chính trị; các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 của Thủ tướng về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng về kết quả phòng, chống bệnh DTLCP tại địa phương mình quản lý".

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Sáng 20/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin đang tiếp nhận điều trị một nam bệnh nhân bị sốt rét tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Đây là trường hợp sốt rét ngoại lai thứ hai tại địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến

Ngày 27/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên

Sáng 17/3, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp cùng Đoàn Thanh niên, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh tổ chức chương trình trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng chống, cứu hộ, cứu nạn về phòng cháy chữa cháy năm 2024.

Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên
Return to top