Thế giới Thế giới
Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
TTH.VN - Trong bối cảnh những thách thức lớn và mối quan hệ hợp tác dần rạn nứt đang ăn mòn động lực phục hồi toàn cầu, các nhà lãnh đạo chính trị và cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực nhằm tái khẳng định cam kết đối với chủ nghĩa đa phương thực thụ, toàn cầu hóa kinh tế và một cộng đồng có chung tương lai tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg lần thứ 25 (SPIEF-2022), diễn ra tại Nga vừa qua.
- » Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- » Cam kết vì một ASEAN năng động hơn, cạnh tranh hơn
- » Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những điều cơ bản cần biết
- » Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Israel lần thứ 2
- » Cuba và Liên minh châu Âu đối thoại về phát triển bền vững
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Peterburg lần thứ 25 diễn ra tại Nga từ ngày 15 - 18/6 với chủ đề "Thế giới mới - Cơ hội mới". Ảnh minh họa: Sputnik/TTXVN/Vietnam+
Các chuyên gia nhận định, nỗi đau của lạm phát đình trệ là “cấp tính”, phạm vi rộng và có khả năng là “mãn tính”. Cụ thể, tại Mỹ, giá xăng tăng cao kỷ lục trong những ngày cuối tuần qua. Cục Dự trữ Liên bang đã tăng lãi suất chuẩn lên 75 điểm phần trăm, mức tăng lãi suất mạnh nhất kể từ năm 1994. Cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt cũng tiếp tục hoành hành khắp châu Âu.
Đằng sau việc cổ phiếu lao dốc, niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, triển vọng việc làm mờ nhạt và tác động ngày càng lớn khiến hết hộ gia đình này đến hộ gia đình khác phải chật vật kiếm sống và chính phủ các nước đang nỗ lực hết mình để cứu vãn tình hình kinh tế của đất nước khỏi suy thoái.
Có thể nói rằng, những bức tranh ảm đạm này càng làm lu mờ triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022 và gây căng thẳng cho cộng đồng quốc tế trong tiến trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.
Đoàn kết là điều mà thế giới cần ngay lúc này. Nhân loại nên hành động với những phản ứng phối hợp, chủ động thay vì cạnh tranh, cần nỗ lực từng bước để ngăn chặn khủng hoảng, vượt qua sự gián đoạn và khôi phục tăng trưởng toàn cầu.
Thêm vào đó, chỉ những sáng kiến và thỏa thuận được thực hiện một cách nghiêm túc mới có thể vực dậy các nền kinh tế “ốm yếu” và chữa lành cho một thế giới đang bị chia cắt vì thịnh vượng chung trong tương lai tới.
Đó là lý do các nước cần tăng cường quan hệ đối tác phát triển và tạo sức mạnh tổng hợp hơn nữa bằng những hành động cụ thể, đặc biệt là “kết nối mềm” về những chính sách phát triển, cũng như các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là những điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trương tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Peterburg tổ chức theo hình thức trực tuyến vừa qua.
Thế giới đơn giản là không thể kết thúc hợp tác và chứng kiến các nước tự hành động, tự làm việc để hướng đến các mục tiêu khác nhau, biến những chương trình hợp tác thành lời nói suông, hoặc những hành động đơn thuần là mang tính chất chính trị. Do đó, các nước cần đặc biệt cảnh giác với những hành động cô lập một quốc gia nhất định bất kỳ.
Trong bối cảnh này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các nước cùng nhau bác bỏ mọi hành động chia cắt, gián đoạn nguồn cung, các biện pháp trừng phạt đơn phương và những hành động nâng cao áp lực, đồng thời kêu gọi nỗ lực xóa bỏ rào cản thương mại và ổn định chuỗi cung ứng, công nghiệp toàn cầu.
Trong một thế giới đang có xu hướng đa cực, các quốc gia là những đối tác bình đẳng trong mạng lưới toàn cầu về hòa bình và phát triển.
Tăng trưởng mạnh mẽ và toàn diện là yếu tố ổn định cho mục tiêu hòa bình và môi trường hòa bình ở cả trong và ngoài nước sẽ nuôi dưỡng tăng trưởng.
Để biến Sáng kiến Phát triển Toàn cầu của mình thành những lợi ích hữu hình cho tăng trưởng, Trung Quốc sẽ thúc đẩy “phát triển chất lượng cao” và “mở cửa tiêu chuẩn cao”, đồng thời kiên quyết hợp tác với tất cả các nước khác để khám phá triển vọng phát triển và chia sẻ cơ hội tăng trưởng.
Các quốc gia hiện đang ở trên cùng một con thuyền. Để khiến con thuyền trụ vững, chúng ta cần gác lại những khác biệt và thực hiện cách tiếp cận hợp tác để đối phó với những thách thức toàn cầu xuất hiện.
Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)
- Trung Quốc nới lỏng quy định đối với các chuyến bay có ca mắc COVID-19 (07/08)
- Thái Lan có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới (07/08)
- Công nghệ giúp xử lý vấn đề rác thải thực phẩm ở Đông Nam Á (07/08)
- Tàu nước ngoài vận chuyển ngũ cốc đầu tiên đến Ukraine kể từ tháng 2 (07/08)
- Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas (07/08)
- Tiềm tàng rủi ro trong sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi du lịch (06/08)
- Bảo tàng Bom nguyên tử ở Nhật Bản: Lời cảnh tỉnh từ Nagasaki (06/08)
- Vương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á (06/08)
-
Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas
- Tàu nước ngoài vận chuyển ngũ cốc đầu tiên đến Ukraine kể từ tháng 2
- Mỹ phát hiện virus bệnh bại liệt trong nước thải ở thành phố New York
- Giá ngũ cốc giảm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Ukraine
- Bồ Đào Nha, Pháp chống chọi với cháy rừng nghiêm trọng
- Hội nghị AMM-55 có thể đối diện với nhiều khó khăn
- Những “gã khổng lồ” mới nổi đang phát triển mạnh
- Mỹ - Nhật khởi động đối thoại kinh tế, hợp tác về chất bán dẫn
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Các nước đang hành động không đủ để chống dịch đậu mùa khỉ
-
Mô hình làm việc 4 ngày/tuần thay đổi tích cực cuộc sống người lao động
- Để chống nạn đói, cần cải cách hệ thống lương thực toàn cầu
- Tuyên bố về Biển Đông là cách tốt nhất hướng đến hòa bình và an ninh trên vùng biển
- Ra mắt sáng kiến giúp các thành phố châu Á đạt mục tiêu về khí hậu
- Hội nghị AMM-55 có thể đối diện với nhiều khó khăn
- Iran muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán hạt nhân JCPOA
- Bồ Đào Nha, Pháp chống chọi với cháy rừng nghiêm trọng
- Vương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á
- ASEAN kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
- Giá ngũ cốc giảm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Ukraine