Thế giới

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những điều cơ bản cần biết

ClockThứ Bảy, 28/05/2022 10:43
TTH.VN - Vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) trong chuyến công du đến châu Á đầu tiên.

Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình DươngLãnh đạo Hàn Quốc sẽ đến Mỹ bàn về hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầuMỹ đặt mục tiêu tăng cường quan hệ kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình DươngMỹ thúc đẩy cam kết, hành động hợp tác với khu vực Đông Nam ÁASEAN có thể dẫn đầu sự phát triển kinh tế toàn diện và bền vững

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) được kỳ vọng sẽ kết nối hợp tác giữa các bên tham gia để hướng tới tương lai thịnh vượng chung trong khu vực. Ảnh minh họa: AP/baoquocte.vn

Động thái diễn ra sau 5 năm kể từ khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận có sự tham gia của 12 quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Với sự rút lui của Mỹ, các nước còn lại tiếp tục khởi động Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – một trong những thỏa thuận thương mại đa phương lớn nhất thế giới.

Vậy, Khuôn khổ Kinh tế IPEF và những thông tin về nó bao gồm những gì?

IPEF là gì?

Đây là một khuôn khổ do Mỹ dẫn đầu, kêu gọi các nước tham gia để cùng nhau củng cố các mối quan hệ, tham gia vào các vấn đề kinh tế và thương mại quan trọng mà khu vực quan tâm, chẳng hạn như xây dựng các chuỗi cung ứng có khả năng chống chọi với đại dịch.

Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) không phải là một hiệp định thương mại tự do. Không có cơ hội tiếp cận thị trường hoặc ưu đãi cắt giảm thuế quan nào được đưa ra, mặc dù các chuyên gia kinh tế cho rằng IPEF có thể mở đường cho các giao dịch thương mại.

Bên cạnh đó, đây cũng không phải là một hiệp ước an ninh.

Đầu tiên, Mỹ sẽ hợp tác với 12 quốc gia ban đầu gồm các thành viên của Bộ tứ Quad là Australia, Ấn Độ và Nhật Bản. Khuôn khổ cũng bao gồm nhiều nước khác như 7 quốc gia ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, cũng như Hàn Quốc và New Zealand. Bên cạnh đó còn có cả quốc đảo Fiji.

Hiện tại, khuôn khổ vẫn mở cửa chào đón các quốc gia mới tham gia.

Tại sao lại là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương?

“Tương lai của nền kinh tế thế kỷ 21 sẽ được viết nên ở phần lớn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định.

Được biết, GDP tổng hợp của các nước tham gia chiếm 40% GDP toàn cầu.

Khoảng 60% dân số thế giới sống ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và khu vực này dự kiến sẽ đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu trong 3 thập kỷ tới, chính quyền Tổng thống Joe Biden nhận xét.

Trong khi đó, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, khuôn khổ này là một phương tiện để Mỹ “tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác vì mục tiêu tăng cường thịnh vượng chung”.

Bốn trụ cột của IPEF

Nền kinh tế kết nối: Các tiêu chuẩn và quy tắc cao hơn cho thương mại kỹ thuật số, chẳng hạn như luồng dữ liệu xuyên biên giới

Nền kinh tế có khả năng phục hồi: Các chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi sẽ chống chọi tốt với những thách thức và giai đoạn bất ngờ như đại dịch

Nền kinh tế sạch: Hướng tới các cam kết và dự án năng lượng xanh

Kinh tế công bằng: Triển khai thương mại công bằng, bao gồm các quy tắc nhắm vào mục tiêu giải quyết tham nhũng, thuế hiệu quả.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top