Thế giới

Chuyên gia ADB: Bây giờ là thời điểm để hành động về an ninh lương thực

ClockThứ Hai, 11/05/2020 21:05
TTH - Tờ AEC News Today vừa đăng tải bài viết của ông Hans Woldring, chuyên gia chính về tài nguyên và nông nghiệp và bà Susann Roth, chuyên gia chính về chia sẻ kiến thức và dịch vụ, thuộc Bộ phận Phát triển bền vững và Biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, tác động của đại dịch COVID-19 đối với lương thực và dinh dưỡng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng nghĩa rằng, việc lập kế hoạch và hành động khẩn cấp là điều cần thiết để tránh giá lương thực cao hơn, dinh dưỡng sụt giảm và an ninh lương thực kém.

Cần đảm bảo an ninh lương thực trong đại dịch COVID-19

Một đại lý bán gạo ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Rủi ro mất an ninh lương thực

Các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan cần bắt đầu suy nghĩ ngay bây giờ về tác động có thể có của cuộc khủng hoảng hiện nay đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng, cũng như những lựa chọn nào để giảm thiểu rủi ro an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể dễ dàng khiến giá cả leo thang. Ở một số quốc gia, giá thực phẩm ở các tỉnh vùng xa đã được quan sát và có bằng chứng cho thấy, nông dân trồng rau quả sử dụng các nền tảng thương mại điện tử đã yêu cầu mức giá cao hơn.

Trong 3-6 tháng tới, mối quan tâm thực sự là tác động của COVID-19 đến sản xuất và cung ứng thực phẩm. Nhiều quốc gia đang thiếu lao động nông trại vì người lao động không thể đi đến các trang trại, bị cách ly, bị bệnh hoặc phải chăm sóc cho các thành viên bị bệnh trong gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính kịp thời của sản xuất trang trại và khả năng hoàn thành các hoạt động trang trại khác nhau.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt phân bón cũng đang được báo cáo khi chuỗi cung ứng trong các công đoạn sản xuất và vận chuyển bị gián đoạn. Điều này sẽ làm giảm năng suất cây trồng.

Chính sách sản xuất lương thực cần ưu tiên

Theo bài viết, điều quan trọng là các chính phủ cần ưu tiên các chính sách và đầu tư vào chuỗi giá trị sản xuất thực phẩm để giảm mức độ của những tác động từ COVID-19 đối với chuỗi cung ứng và kiểm soát giá lương thực tăng. Các hệ thống thực phẩm địa phương sẽ có tầm quan trọng cao, trong khi trọng tâm là các sản phẩm thực phẩm và trái cây và rau quả chủ chốt.

Nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong nước, các chính phủ có thể thực hiện một loạt các hành động ngắn hạn, bao gồm duy trì biên giới mở cửa và điều chỉnh thường xuyên các chính sách phong toả nhằm giữ liên kết giao thông mở và vận chuyển thực phẩm hoạt động…

Các chuyên gia cho rằng, những tác động ngay lập tức của COVID-19 đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng chỉ mới bắt đầu xuất hiện và nhiều căng thẳng sẽ gia tăng trong vài tuần tới, vài tháng và thậm chí nhiều năm tới. Việc lập kế hoạch là cần thiết ngay bây giờ để tránh giá thực phẩm cao hơn, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người dân và an ninh lương thực thấp.

Giảm nhẹ những cú sốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm sẽ giúp kiềm chế giá lương thực tăng và là giải pháp có chi phí thấp hơn so với việc quản lý tình trạng thiếu hụt lương thực, mức giá cao và nguy cơ mất ổn định xã hội. Thời điểm để hành động là bây giờ, các chuyên gia nhấn mạnh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AEC News Today)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
ADB sẽ tăng tỷ trọng các khoản vay khí hậu lên 55%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có kế hoạch phân bổ 55% nguồn tài chính để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vào cuối thập kỷ này, đánh dấu sự gia tăng từ mức dưới 40% hiện nay, Tạp chí Nikkei Asia ngày 29/2 cho hay.

ADB sẽ tăng tỷ trọng các khoản vay khí hậu lên 55
Return to top