Thế giới Thế giới
CNBC: Việt Nam là nền kinh tế hoạt động hàng đầu châu Á trong đại dịch
TTH.VN - Việt Nam có lẽ là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở khu vực châu Á trong năm 2020, một chiến công đạt được khi Việt Nam không ghi nhận quý nào tăng trưởng âm, vào thời điểm mà nhiều nền kinh tế trên toàn cầu bị đè nặng bởi đại dịch COVID-19.
Nền kinh tế Việt Nam hoạt động vượt trội hơn tất cả các quốc gia khác trong khu vực vào năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN
Những ước tính do Tạp chí CNBC tổng hợp từ các nguồn chính thức và các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, Việt Nam vượt trội hơn tất cả các quốc gia cùng khu vực hồi năm ngoái.
Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9% so với một năm trước đó, theo ước tính được Chính phủ công bố vào cuối tháng 12 vừa qua. Con số này tốt hơn mức tăng trưởng dự báo 2,3% của Trung Quốc trong cùng kỳ.
Trong một báo cáo được đưa ra vào tháng 1 này, các nhà kinh tế học đến từ Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Ngân hàng Mỹ (BoA) cho biết: “Với thành tích kể trên, Việt Nam đã đạt được một trong những mức tăng trưởng cao nhất trong một năm mà phần còn lại của thế giới chìm trong suy thoái sâu sắc”.
Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế cũng tỏ ra lạc quan rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm nay. Dưới đây là cái nhìn về cách Việt Nam trở thành nền kinh tế hoạt động hàng đầu trong khu vực và những điều đang ở phía trước.
Ngăn chặn đại dịch COVID-19
Theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp, Việt Nam chỉ báo cáo hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 và 35 ca tử vong tính đến ngày 26/1. Việc xử lý sự bùng phát dịch bệnh của Việt Nam được quốc tế ca ngợi như một hình mẫu để những quốc gia đang phát triển khác noi theo, đồng thời giúp nền kinh tế của quốc gia tiếp tục phát triển trong suốt năm 2020.
Các nhà kinh tế học của Ngân hàng Mỹ (BoA) nhận định, hoạt động kinh tế mạnh mẽ này có thể sẽ tiếp tục trong năm nay. Ngân hàng này dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 9,3% vào năm 2021, đây là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,7% mà Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo.
Xuất khẩu mạnh mẽ
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam được ghi nhận với sự đóng góp lớn cho sự vượt trội của nền kinh tế hồi năm ngoái, với sản lượng tăng trưởng nhờ nhu cầu xuất khẩu ổn định. Đó là xu hướng sẽ tiếp tục trong những năm tới, các nhà kinh tế cho hay.
“Xét rằng Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn từ xu hướng chuyển dịch / đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua, chúng tôi nhận thấy phạm vi tăng trưởng lớn của xuất khẩu Việt Nam trong những năm tới”, Công ty Nghiên cứu Fitch Solutions nhận định trong một báo cáo vào tháng 12/2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết một số hiệp định thương mại mới, chẳng hạn như hiệp định với Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU), có thể thúc đẩy hơn nữa dòng chảy thương mại.
Phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam, vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch COVID-19, đã phục hồi vào cuối năm 2020. Các nhà kinh tế cho rằng, mức độ phục hồi của ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch, sẽ quyết định mức độ nhanh chóng mà nền kinh tế Việt Nam trở lại con đường trước khi đại dịch xảy ra.
Ông Gareth Leather, nhà kinh tế châu Á cao cấp tại Capital Economics mô tả triển vọng đối với ngành du lịch là "yếu"; tuy nhiên, dự báo của ông về mức tăng trưởng 10% đối với Việt Nam trong năm nay là một trong những dự báo lạc quan nhất trên thị trường.
“Đến cuối năm 2021, chúng tôi cho rằng, GDP sẽ chỉ thấp hơn 1,5% so với mức bình thường nếu cuộc khủng hoảng không xảy ra. Đây là một trong những khoảng cách nhỏ nhất trong khu vực”, ông Gareth Leather khẳng định.
Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)
- Singapore tiếp tục được bầu chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới (05/03)
- Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021 (05/03)
- Thái Lan thí điểm kế hoạch thu hút du khách nước ngoài trở lại (05/03)
- Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX (05/03)
- Ngành bảo hiểm châu Á vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế (04/03)
- Mỹ thực hiện 75 chuyến bay trinh sát trên Biển Đông trong tháng 2 (04/03)
- Nhật Bản hối thúc Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân với Triều Tiên (04/03)
- Người Thái dành trung bình gần 2,5 giờ mỗi ngày dán mắt vào điện thoại (04/03)
-
Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
-
UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Ấn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia