ClockThứ Năm, 10/12/2020 06:45

Cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TTH - Mới đây, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Cố đô khởi nghiệp” nhằm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Để hiểu rõ hơn về nội dung cũng như mục tiêu của đề án, Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

ĐH Huế tổ chức các hoạt động khởi nghiệp và giao lưu văn hóa PhápVinh danh các cá nhân, doanh nghiệp tiêu biểu trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạoNhiều hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong sinh viên Nông lâm

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Thưa ông, hiện nay Trung ương ban hành nhiều cơ chế chính sách về hỗ trợ KNĐMST. Vậy, tại sao Thừa Thiên Huế lại phê duyệt thêm đề án “Cố đô KN” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021- 2025?

Thừa Thiên Huế phê duyệt đề án “Cố đô KN” nhằm tạo lập hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn năng động, hiệu quả với sự tham gia kết nối thường xuyên của các thành tố trong KNĐMST. Qua đó, khuyến khích tinh thần mọi cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp, sinh viên, học sinh... dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi trên nền tảng đổi mới sáng tạo, với truyền thống và đặc thù của địa phương.

KNĐMST tạo sản phẩm mới trên nền tảng tài sản trí tuệ, đổi mới công nghệ và mô hình kinh doanh mới. Đồng thời, tạo ra giá trị và huy động mọi nguồn lực tận dụng cơ hội để phát triển sản phẩm, phương thức sản xuất và thị trường mới, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay - một nền kinh tế sáng tạo, tri thức và kinh tế tuần hoàn bền vững theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thưa ông, việc UBND tỉnh phê duyệt đề án “Cố đô KN” có khác gì so với sự hỗ trợ trước đây?

Việc phê duyệt Đề án “Cố đô KN” có ý nghĩa tạo động lực, huy động nguồn lực hướng đến mục tiêu hoàn thiện hệ sinh thái và tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động KNĐMĐST; thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Đại diện các ý tưởng, dự án được tuyển chọn thi vòng chung kết cuộc thi KNĐMST Thừa Thiên Huế năm 2020

Đề án “Cố đô KN” có khác biệt nhiều so với giai đoạn (2017 - 2020). Đó là chuẩn hóa các quy định tài chính phù hợp với quy định của Trung ương và cơ chế đặc thù của địa phương; hoàn chỉnh hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái KNĐMST tại tỉnh. Đồng thời, mở rộng hình thức kết nối cộng đồng KN quốc gia, quốc tế và duy trì tổ chức ngày hội KN các cấp; khơi dậy, tạo lập và lan tỏa tinh thần KNĐMST trong Nhân dân. Qua đó, phát huy giá trị văn hóa, đổi mới, dấn thân và tinh thần doanh nhân trong cộng đồng để khởi sự kinh doanh tiến tới KNĐMST.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh hiện có gặp những khó khăn, rào cản nào, thưa ông?

Chương trình KN được UBND tỉnh triển khai từ năm 2017 và đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 10/7/2017 về kế hoạch xây dựng hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020 và hướng đến năm 2025, trên cơ sở tích hợp tất cả đề án của Chính phủ... Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu hành trình liên kết nguồn lực và sức mạnh của xã hội về xây dựng hệ sinh thái cấp tỉnh.

Kết thúc giai đoạn 2017- 2020, triển khai hệ sinh thái KNĐMST Thừa Thiên Huế là mô hình tích hợp khoa học, hiệu quả, được các cơ quan Trung ương, các chuyên gia và cộng đồng KN đánh giá cao.

Tuy nhiên, hoạt động KNĐMST là lĩnh vực khá mới mẻ, nên quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Đó là, một số ít đơn vị chưa quan tâm về nhiệm vụ, vai trò của mình trong môi trường chung của hệ sinh thái; sự hưởng ứng tham gia hỗ trợ, thúc đẩy phát triển KNĐMST của các doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa nhiều; số lượng doanh nghiệp còn ít so với tiềm năng của tỉnh và các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Tinh thần hỗ trợ cho hoạt động KNĐMST của doanh nghiệp đi trước còn ít nên vẫn chưa hỗ trợ, dẫn dắt các doanh nghiệp khởi nghiệp sau vượt qua các khó khăn gặp phải khi phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp trên thị trường...

Bên cạnh đó, hoạt động KNĐMST trên địa bàn vẫn chưa phát huy nhiều các giá trị tài sản trí tuệ dựa trên các sáng chế, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học để khởi nghiệp hiệu quả; việc vận động thành lập câu lạc bộ KNĐMST tại các huyện, thị xã, thành phố còn gặp khó khăn, như chưa có cơ chế phù hợp, chưa có nguồn lực hỗ trợ cho các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động.

Ông có thể cho biết những mục tiêu cụ thể của Đề án “Cố đô KN” giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030?

Quyết định phê duyệt Đề án “Cố đô KN” hướng đến mục tiêu cụ thể, như xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động khởi sự kinh doanh và KNĐMST trên địa bàn; phấn đấu 100% các ý tưởng, dự án KNĐMST được hỗ trợ từ các chính sách và ưu tiên sử dụng các hoạt động hỗ trợ của Trung tâm KNĐMST Thừa Thiên Huế và Trung tâm KNĐMST - Đại học Huế; phấn đấu 50-70% các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có khả năng thương mại hóa để trở thành động lực quan trọng xây dựng nền kinh tế sáng tạo của tỉnh.

Hàng năm, hỗ trợ ít nhất 1-2 nhiệm vụ KH&CN cho doanh nghiệp KN nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KH&CN đã được nghiệm thu; ít nhất 50% học sinh phổ thông trung học và sinh viên được tập huấn đào tạo kiến thức, tư duy về đổi mới sáng tạo; phấn đấu ít nhất 50% các trường đại học, cao đẳng... có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí họp pháp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc nguồn hợp pháp được duyệt khác theo phân cấp quản lý;100% UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ hoạt động khởi sự kinh doanh và KNĐMST hàng năm...

Xin cảm ông về cuộc trao đổi này!

Minh Văn (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

TIN MỚI

Return to top