ClockThứ Ba, 02/07/2019 06:54

Công bố dịch tả lợn châu Phi trên toàn tỉnh

TTH.VN - Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y, huyện Nam Đông đã xuất hiện hộ đầu tiên có lợn bị nhiễm vi rút dịch tả lợn châu Phi. Như vậy, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại tất cả huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh.

Giá lợn tăng, ngành chức năng khuyến cáo nên duy trì đàn hiện cóBất cập chốt kiểm dịchMột số giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

 Tiêu độc khử trùng cửa ngõ vào địa bàn huyện Nam Đông

Giám sát khu vực phát hiện bệnh

Theo đó, hộ ông Nguyễn Hữu Tuấn, xã Hương Lộc là trường hợp đầu tiên tại huyện Nam Đông ghi nhận có lợn bị dịch tả lợn châu Phi.

Sau khi phát hiện các triệu chứng bệnh, gia đình đã báo với chính quyền địa phương, sau đó, chi cục đã tiến hành lấy mẫu gửi đi xét nghiệm lâm sàng. Kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Hiện, Chi cục đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy 1 lợn nái 145kg, 4 lợn thịt 255kg, 13 lợn con 125kg; tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và vùng lân cận. Đồng thời, lập chốt kiểm soát tiến hành kiểm tra và tiêu độc khử trùng người ra vào vùng phát hiện bệnh; rà soát những nơi mua bán, giết mổ, tiêu thụ thịt lợn.

Điều tra dịch tể tại hộ ông Nguyễn Hữu Tuấn xác định, nguyên nhân ban đầu gây bệnh có thể do gia đình tổ chức đám cưới (trước đó 1 tuần), khách đến dự đám cưới mang theo mầm bệnh từ bên ngoài vào. Thức ăn cho lợn chủ yếu bột, cám gạo và rau. Hiện trên địa bàn chưa phát hiện thêm trường hợp gây bệnh mới.

Trước mắt, chính quyền địa phương, đơn vị thú y sẽ tăng cường kiểm soát vận chuyển, tiêu hủy đàn lợn bệnh; tiêu độc khử trùng môi trường… Chi cục khuyến cáo người chăn nuôi cần chú ý thực hiện triệt để nguyên tắc “5 không”: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt hạn chế dịch lây lan. Tiến hành giám sát liên tục 30 ngày kể từ ngày phát dịch tại xã Hương Lộc theo quy định, tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại 1 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày đầu tiên xảy ra dịch bệnh.

 Tiêu độc khử trùng môi trường là giải pháp hạn chế dịch hiệu quả

Những địa phương chưa xuất hiện dịch TLCP phối hợp các ngành chức năng cùng với người dân khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dich bệnh; thường xuyên tiêu độc khử trùng xung quanh chuồng trại, rãi vôi trên tất cả các tuyến đường xung yếu...

Trước đó, ông Nguyễn Hữu Ánh, Giám đốc Trung tâm DVNN Nam Đông cho biết, con đường lây nhiễm bệnh dịch TLCP chủ yếu là vận chuyển lợn, người ra vào khu vực chăn nuôi và sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý. Vì thế, hai hoạt động được huyện chú trọng nhất là ngăn chặn tình trạng đưa lợn, thịt lợn từ các địa bàn khác đến và tuyên truyền người dân thực hiện “5 không”. Trước đó, để hạn chế dịch xâm nhiễm, địa phương nghiêm cấm hoàn toàn việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn vào địa bàn. Hai chốt trên đường tỉnh lộ và cao tốc được triển khai trực 24/24, TĐKT, kiểm tra tất cả các phương tiện từ các địa bàn khác đến.

Hiện trên địa bàn huyện Nam Đông có tổng đàn lợn 8.200 con, trong đó 3 trang trại lớn có số lượng đàn trên 100 con; 55 gia trại có số lượng nuôi từ 10-25 con; còn lại là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Toàn huyện có 1 lò mổ tập trung với số lượng giết mổ 30 con/ngày được cán bộ thú ý theo dõi 24/24.

9/9 huyện, thị, thành phố có dịch

Đến 1/7, dịch TLCP đang xảy ra trên đàn lợn của 3.310 hộ chăn nuôi, 447 thôn, 90 xã thuộc 9 huyện. Tổng số lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy là 18.465 con với tổng trọng lượng tiêu hủy là 1.057.805 kg.

Hiện 3 địa phương Dương Hòa, Phú Sơn (HươngThủy), Hương Sơ (TP. Huế) đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới. Các xã Phú Thuận (Phú Vang) dịch qua 28 ngày; Hương Phong (Hương Trà) dịch qua 27 ngày, Hồng Quảng (A Lưới) dịch qua 25 ngày và không xuất hiện các ca bệnh mới. Riêng xã Phong Sơn (Phong Điền) có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh. 

 Rải vôi, phun tiêu độc khử trùng

Hiện nay, các cấp, các ngành đang triển khai các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch, cụ thể đã phát 50.000 tờ rơi và cam kết thực hiện 5 không; cấp 30.029 lít hóa chất, hơn 395 tấn vôi; lập 47 chốt để chốt chặn, kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào vùng dịch.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y khẳng định, dịch tả lợn châu Phi khiến gần 10% tổng đàn lợn trên địa bàn bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy. Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp chủ yếu do nguồn thức ăn, nguồn giống và môi trường, người ra vào khu vực bệnh. Vì thế, ngoài thực hiện "5 không", tăng cường tiêu độc khử trùng, người chăn nuôi cần hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi hạn chế bệnh lây lan... 

Hiện, Chi cục đã phối hợp với các địa phương quản lý chặt hoạt động vận chuyển, giết mổ, tiêu độc khử trùng hạn chế mầm bệnh lây lan. Cùng với đó, Chi cục khuyến cáo người chăn nuôi nên chuyển đổi dần theo hướng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. 

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top