Thế giới

COVID-19 khiến Đức rơi vào suy thoái, nhưng tỷ lệ tai nạn giao thông giảm đáng kể

ClockThứ Ba, 26/05/2020 14:39
TTH.VN - Theo dữ liệu cập nhật từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, tỷ lệ tử vong liên quan đến giao thông ở nước này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi nước này thống nhất vào năm 1990.

Đức chi 750 triệu euro cho việc phát triển vaccine ngừa COVID-19Đức: Nguy cơ cao Brexit cứng sẽ xảy raWHO: Châu Âu vẫn đang là tâm bão của đại dịch COVID-19Truyền thông Đức đánh giá cao Việt Nam hỗ trợ châu Âu chống dịchAngela Merkel: “EU đang đối mặt với thách thức lớn nhất từ khi thành lập”

Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông giảm mạnh ở Đức. Ảnh minh họa: GGoCompare/ vnexpress

Đây là kết quả có được nhờ lưu lượng xe tham gia giao thông giảm mạnh do hạn chế đi lại bởi dịch COVID-19.

Cụ thể, chỉ tính riêng tháng 3/2020, Đức ghi nhận 158 người tử vong vì tai nạn giao thông, thấp hơn so với mức 234 trường hợp trong cùng kỳ năm 2019.

Tổng số vụ tai nạn trong tháng này cũng giảm xuống còn 16.000 trường hợp, thấp hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, đây là con số thấp nhất kể từ khi nước này bắt đầu thu thập số liệu vào 30 năm trước. Số người bị thương do tai nạn giao thông cũng giảm 27% xuống còn 20.400 người.

Được biết, đại dịch COVID-19 kéo theo yêu cầu phong tỏa toàn bộ đất nước đã khiến số lượng xe tham gia giao thông hằng ngày ít hẳn. Tuy nhiên, nhóm quan chức thuộc tổ chức Hòa bình Xanh Greenpeace dự đoán có thể kết quả khả quan này sẽ không duy trì được lâu, nhất là khi nhiều người sẽ nhanh chóng bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường. Không chỉ có thể đối mặt với tỷ lệ va chạm giao thông tăng, nguy cơ ô nhiễm cũng sẽ tăng lên trông thấy.

Tính đến thời điểm hiện tại, người dân Đức vẫn được khuyến khích hạn chế sử dụng phương tiện công cộng và tổ chức Greenpeace hi vọng người dân sẽ tự di chuyển bằng xe của mình nhiều hơn. Thêm vào đó, để ngăn chặn và giới hạn tối đa nguy cơ virus SARS-CoV-2 có thể xuất hiện và lây nhiễm từ việc tăng lưu lượng người tham gia giao thông, nhất là giao thông công cộng, chính quyền các thành phố cần nhanh chóng tạo ra nhiều không gian hơn cho người đi xe đạp và người đi bộ.

Hiện, Berlin là thành phố duy nhất ở Đức đã tiến hành cải thiện các lối đi dành riêng cho người đi bộ và người đi xe cơ giới.

Mặc dù hạn chế đi lại đã tạo nên những tín hiệu tích cực trong một số vấn đề xã hội ở Đức, tuy nhiên, nhìn về kinh tế, một sự sụt giảm mạnh mẽ trong đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu đã đẩy nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái trong quý đầu tiên của năm 2020. Các chuyên gia kinh tế dự đoán với tình hình này, thậm chí sự suy thoái sẽ ngày càng tệ hơn trong quý hai.

Cụ thể, so với quý IV/2019, tổng sản phẩm quốc nội của Đức trong quý I/2020 đã giảm đến 2,2%. Mức sụt giảm này là nghiêm trọng nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008, đồng thời là lần sụt giảm mạnh thứ hai kể từ khi thống nhất đất nước.

Văn phòng Thống kê Đức chỉ ra rằng, các yếu tố gây nên sự sụt giảm chung là do: chi tiêu của người tiêu dùng giảm 3,2%; đầu tư của các công ty vào nhà máy và thiết bị giảm 6,9% và xuất khẩu, nhập khẩu cũng giảm lần lượt 3,1% và 1,6%.

Dự kiến trong năm nay, GDP Đức sẽ giảm 6,3%.

Theo nhận định của giới chuyên gia, nền kinh tế Đức phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu công nghiệp, lĩnh vực chịu ảnh hưởng kinh khủng do dịch COVID-19 bùng phát, sự bất ổn do Brexit và tranh chấp thương mại Mỹ - Trung mang lại. Nhìn lại năm 2019, Đức ghi nhận mức tăng trưởng bằng 0.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top