ClockThứ Năm, 18/01/2024 07:44

Đặc sản địa phương phục vụ ngày tết

TTH - Huế là địa phương có nhiều đặc sản vùng miền. Dịp cuối năm là cơ hội để cho các mặt hàng này được thị trường biết đến nhiều hơn. Nhiều cửa hàng bán nông sản, đặc sản thời gian gần đây cũng đã trưng bày những sản phẩm, đặc sản của địa phương dịp tết.

Nông dân xuống đồng chăm lúa sau TếtHoa tết rục rịch xuống phố

Mứt gừng vào vụ tết 

Những sản phẩm phục vụ thị trường tết như là thịt bò một nắng, bánh tét nếp than A Lưới, mứt gừng Kim Long, bánh tét làng Chuồn, bánh thuẩn Hiền An 1... được nhiều người lựa chọn tìm mua. Anh Trần Quốc Cường (TP. Huế) cho biết: Nghe nói thịt bò một nắng của A Lưới rất ngon và đảm bảo chất lượng nên tết này tôi sẽ mua 2-3kg để đãi khách. Ngoài ra, A Lưới còn có bánh tét nếp than, đây không những là món ăn vừa lạ, vừa ngon mà còn là đặc trưng của địa phương nên chúng tôi tìm mua để tiêu dùng trong những ngày tết.

Dạo quanh một số vùng quê, người dân cũng đang tất bật với những công đoạn để sản xuất bánh trái phục vụ cho ngày Tết. Có mặt tại làng Hiền An 1, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, làng quê nổi tiếng với món bánh thuẩn. Năm nay nhu cầu của khách cũng khá lớn nên gần 10 hộ dân chuyên nấu đang tất bật để sản xuất bánh để kịp cung ứng cho thị trường.

Đổ bánh thuẩn là nghề truyền thống củaVinh Hiền. Hàng năm, cứ đến thời điểm đầu tháng Chạp lại “đỏ lửa” từ sáng cho đến khuya để sản xuất bánh. Bánh không chỉ tiêu thụ tại các ngôi chợ lân cận mà nhiều người dân xa quê cũng đã đặt hàng từ trước. Hay như món bánh tét làng Chuồn (thôn An truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang) cũng vậy. Thời điểm những ngày cuối của tháng Chạp, làng Chuồn mang trong mình không khí nhộn nhịp và tất bật của các hộ làm bánh đang cùng nhau chuẩn bị những đòn bánh tét để phục vụ dịp tết cổ truyền cho khách trong và ngoài tỉnh.

Chị Lan - một người gắn bó lâu đời với nghề làm bánh tét chia sẻ: Để làm ra được món ăn đặc sản vùng miền, đòi hỏi cần có sự tỉ mỉ, chỉnchu trong các khâu chuẩn bị nguyên liệu, kỹ thuật làm bánh và kinh nghiệm nấu bánh chuyên nghiệp để bánh mang lại hương vị thơm ngon đặc trưng.

Đặc sản bánh tét làng Chuồn là một món ăn truyền thống mang ý nghĩa về một cuộc sống hòa hợp, thích nghi. Trải qua nhiều thế hệ người dân làng Chuồn vẫn luôn lưu giữ nét truyền thống làm bánh tét ngày tết, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc trong đặc sản vùng miền. Mang trong mình bí quyết tạo nên hương vị riêng, bánh tét làng Chuồn đã trở thành món ăn không thể nào bỏ qua khi bạn có dịp đến thăm làng nghề này.

Dịp tết, cũng là dịp thị trường tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm đặc sản, do vậy, đây cũng là thời điểm để quảng bá thương hiệu, đặc sản của địa phương đến tay người tiêu dùng, cũng là cơ hội mở rộng thị trường sau này.

Bài, ảnh: Ngọc An
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xuyên lễ” phục vụ người dân

Lễ 30/4 và 1/5 năm nay được nghỉ 5 ngày, trong khi ai cũng đi chơi, nghỉ ngơi, thì các chiến sĩ công an huyện Phong Điền làm việc “xuyên lễ” để cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân (CCCD) và tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT)cho người dân.

“Xuyên lễ” phục vụ người dân
Được & Mất

Nghe giới thiệu tưởng ngon lành, chuyên nghiệp lắm. Một lần này thôi nhé, lần sau dù có nhét vàng cũng cạch! …

Được  Mất
Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất

Nhiều công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng trên địa bàn tỉnh hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng sản xuất. Ngoài nguồn vốn bảo trì của đơn vị quản lý, vận hành, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương lồng ghép kinh phí để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình, nhằm chủ động nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất
Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày, lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày đầu năm tăng hơn thường lệ. Các bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, bổ sung nhân lực hỗ trợ nhằm tránh tình trạng chờ đợi; thậm chí có nơi khám xuyên trưa cho bệnh nhân ngoại tỉnh…

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết
Return to top