ClockThứ Tư, 31/05/2017 09:29

Đại biểu Quốc hội: Phải thống nhất đầu mối trả nợ công

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho biết, đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể về vấn đề trả nợ công. Đây chính là bất cập lớn dẫn đến tình trạng nợ công đã gần chạm trần (63,7% GDP).

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường

Trao đổi với báo chí chiều 30/5 bên kề Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần phải xác định đầu mối đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng khoản vốn vay, cơ quan đó cũng quyết định việc đi vay thế nào và đầu tư vào đâu..

PGS. TS Hoàng Văn Cường, nhà giáo ưu tú, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân nêu giả thiết: Trong kế hoạch 5 năm tới Chính phủ sẽ vay bao nhiêu tiền, trong đó bao nhiêu phần trăm để đầu tư công, bao nhiêu là bảo lãnh trong doanh nghiệp và các tổ chức về sự nghiệp, bao nhiêu là để cho vay lại cần có một đầu mối thống nhất chịu trách nhiệm đến cùng để còn tính chuyện trả nợ.

Trong phiên thảo luận tại tổ trước đó về Dự luật Quản lý nợ công, đại biểu Hoàng Văn Cường khẳng định, theo quy định, việc quản lý nguồn vốn vay được giao cho ba cơ quan là Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng các cơ quan này chỉ chú trọng đến việc vay vốn chứ chưa tính đến phương án trả nợ và đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cụ thể việc này. Đây chính là bất cập lớn dẫn đến tình trạng nợ công đã gần chạm trần (63,7% GDP).

Trong dự thảo Luật quản lý nợ công (sửa đổi), quan điểm của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội nên tập trung cho một đầu mối là rất khoa học, ông Cường đánh giá.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ: Một đầu mối nghĩa là một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng khoản vốn vay, cơ quan đó cũng quyết định việc đi vay thế nào và đầu tư vào đâu. Cụ thể, nếu vay bảo lãnh để cho vay lại, Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm; vay về đầu tư công, Bộ Tài chính phải đứng ra làm đầu mối…

Đối với những khoản vay bảo lãnh, cơ quan bảo lãnh phải đảm bảo tránh nhiệm trong việc đứng ra trả nợ. Về khoản này, theo đại biểu Cường, Chính phủ nên giao cho Ngân hàng Nhà nước trách nhiệm trả nợ nếu đơn vị bảo lãnh không trả được chứ không được lấy tiền từ ngân sách để trả nợ công.

Với những dự án vay để đầu tư hạ tầng nằm trong chương trình đầu tư công của Chính phủ, Chính phủ sẽ phải trả; Bộ Tài chính cân nhắc xem nguồn thu ngân sách nếu có thể trả được, đồng thời chịu trách nhiệm đứng ra vay, bố trí nguồn thu ngân sách để trả. Như vậy, nguồn vốn vay sẽ đảm bảo hiệu quả và không xảy ra tình trạng khủng hoảng nợ công, ông Cường góp ý./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch

Mặc dù nợ công có xu hướng giảm và được quản lý chặt chẽ trong ngưỡng an toàn, song nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ công vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến thâm hụt ngân sách tăng cao.

Rủi ro nợ công hiện hữu sau đại dịch
Return to top