ClockThứ Hai, 29/11/2021 14:50

Đảm bảo mục tiêu kép

Mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế, xã hội tại nhiều địa phương trong nước bước đầu đã mang lại hiệu quả, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Tác động tích cực có thể kể đến là hoạt động sản xuất công nghiệp, với sự hoạt động trở lại của hàng ngàn doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Chẳng hạn như Đồng Nai, một trong những địa phương chịu tác động mạnh của dịch bệnh trước đây nay đã có 1.685 doanh nghiệp đang hoạt động (đạt tỷ lệ 99%) với tổng số lao động đang làm việc khoảng 539.860 người. Theo đánh giá của Cục Công nghiệp - Bộ Công thương, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 tăng khá cao so với năm 2020 khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.

Tại Thừa Thiên Huế, hoạt động sản xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp cơ bản được ổn định. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc 9 tháng đầu năm đạt 367,9 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Hiện nay, dù chưa hết năm 2021, song đơn hàng năm 2022 đã ký sẵn. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán khác trong xã hội đã hoạt động, góp phần đảm bảo sinh kế cho người dân…

Điều tồn tại hiện nay là tình trạng F0 đang lây lan trong cộng đồng rất đáng quan ngại. Mục tiêu của Nghị quyết 128/NQ-CP là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca bệnh chuyển nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, đồng thời thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể… Tuy nhiên, qua gần 2 tháng thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những bất cập, nhất là tình trạng dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Một trong những nguyên nhân được Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ ra là do công tác quản lý, giám sát công dân tại địa phương một số nơi chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; tình trạng tụ tập đông người vẫn còn diễn ra, một số người dân còn biểu hiện chủ quan, lơ là, thiếu ý thức trong phòng, chống dịch…

Thực tế khi tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội hiện nay, nguy cơ lây nhiễm rất cao; bởi khoảng cách giữa các F cũng như giữa các vùng xanh, vàng, cam, đỏ… rất mong manh. Vấn đề phòng tránh quan trọng phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân, kết hợp với việc tuyên truyền, xử phạt của ngành chức năng; cũng như đưa ra nhiều biện pháp, sáng kiến hiệu quả trong ngăn ngừa dịch bệnh từ các cá nhân, tổ chức.

Như nhiều lần đã khẳng định, công tác phòng, chống dịch COVID-19 là mới, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Nhìn lại các chuỗi lây nhiễm trên địa bàn thời gian gần đây cho thấy, ngoài điểm xuất phát từ lò mổ Phú Hậu, cũng đã xuất phát tại một số quán cà phê, quán ăn. Đây là những dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao, bởi khách vào quán thường không đeo khẩu trang, ngồi gần nhau nên ngoài việc đảm bảo cơ sở hạ tầng theo quy định phòng, chống dịch thì chủ cơ sở, nhân viên phục vụ phải trang bị thêm những bảo hộ đặc biệt như tấm chắn giọt bắn, nhằm tăng an toàn, không để mắc COVID-19, không là trung gian lây nhiễm cho khách…

Khắc phục những lỗ hổng, hạn chế đến mức thấp nhất những ca lây nhiễm trong cộng đồng là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, để đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền

Từ khi mô hình camera giám sát an ninh trật tự (ANTT) được triển khai ở Phong Điền đã góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các loại tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật.

“Mắt thần” đảm bảo an ninh ở Phong Điền
Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác

Mùa hè về, loại hình du lịch sinh thái gắn với tắm suối thác đang thu hút nhiều khách du lịch nội địa. Việc chủ động các giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách phải được đặt lên hàng đầu.

Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối thác
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Return to top