ClockThứ Năm, 30/06/2016 20:34

Đảng, Nhà nước chủ trương xử lý sự cố môi trường công khai minh bạch

Từ những chất vấn của báo giới trong và ngoài nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã có những trả lời xung quanh vấn đề liên quan:

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Báo Tiền PhongXin cho biết quá trình xác định nguyên nhân hải sản chết, sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước?

VietNamNet: Tại sao sau 3 tháng Chính phủ mới công bố nguyên nhân cá chết?

VTV: Quá trình công bố nguyên nhân và thủ phạm chậm cho với sự bức xúc của dư luận? Sau đây sẽ xử lý như thế nào?

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: Ta biết rằng việc xác định nguyên nhân đòi hỏi các chứng cứ khoa học, chặt chẽ, bài bản. Thủ tướng đã chỉ đạo sự cố xảy ra trên diện rộng, nghiêm trọng, phức tạp, nên phải làm khoa học, khách quan, bài bản, chính xác.

Trước yêu cầu chính đáng của người dân cần biết thông tin, là sức ép lớn, chúng tôi xác định phải tính toán, có kế hoạch, để không chỉ tìm ra nguyên nhân mà tìm ai là thủ phạm, đấu tranh để có kết quả như ngày hôm nay.

Chúng tôi chia làm 3 nhóm: Thứ nhất, xác định nguyên nhân, hình dung giải thích hiện tượng đang diễn ra trên biển miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, cơ chế gì gây ra hải sản chết hàng loạt, là việc khó, phức tạp.

Thứ hai, nguồn gây ô nhiễm từ đâu?

Hai nhóm độc lập nhưng quan hệ biện chứng. Chúng tôi tập trung hơn 100 nhà khoa học, sinh, hóa, vũ trụ, hải dương... Lấy mẫu cá nước, trầm tích, sinh vật, thực hiện nhiều hoạt động khác nhau từ vệ tinh, hồi tố sự việc để tìm nguyên nhân, nhiều cán bộ khoa học xuống biển tìm theo dấu vết vệ tinh, xác định nguyên nhân.

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà (giữa)

Hàng nghìn phân tích thí nghiệm khác nhau, có cái vài tuần vẫn chưa đủ, vẫn lấy ý kiến để phản biện, đối chiếu Hội đồng khoa học nhà nước để đánh giá, phản biện độc lập từ thế giới, khẳng định chính xác thì mới công bố.

Quá trình di chuyển của một hợp chất theo dòng hải lưu từ Hà Tĩnh đến TT.Huế, như một ổ đông, hấp thu kim loại trong biển, chứa các chất độc lấy oxi, trực tiếp gây cá chết, qua vệ tinh và dưới đáy biển vẫn còn dấu vết.

Để tìm nguồn, chúng tôi đã rà soát hàng trăm cơ sở có nguồn thải, tập trung vào Formosa, Điện Vũng Áng và KCN Hà Tĩnh. 

Đoàn kiểm tra về luyện thép, công nghệ môi trường..., kiểm tra, kiểm toán và phát hiện sai sót, lỗi trong sản xuất, quản lý vận hành thử nghiệm lỏng lẻo, từ đó xác định chỉ có lò luyện cao là phát thải như vậy, khu trú gọn lại và tiếp tục làm việc, đến giờ có đầy đủ bằng chứng thuyết phục để nhà đầu tư phải thừa nhận. Chúng tôi đã xác định lò luyện cấp của Formosa là nguồn thải.

Thông qua nghiên cứu, khẳng định nguyên nhân chính, phục vụ đấu tranh pháp lý, đảm bảo tính khoa học, Formosa Hà Tĩnh đều thừa nhận. Chúng tôi đã cẩn trọng bài bản, chính xác, thuyết phục như chỉ đạo của Thủ tướng.

Phải công bố được thủ phạm để xử lý sai phạm

Phóng viên nêu câu hỏi sau phiên họp thường kỳ

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Việc chính thức công bố nguyên nhân và chủ đề cá chết hôm nay chứng tỏ Đảng, nhà nước VN chủ trương xử lý sự cố môi trường này công khai minh bạch.

Ngay từ đầu, các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo, tổ chức hàng chục cuộc họp, yêu cầu điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân, thủ phạm gây ra, đánh giá thiệt hại kinh tế môi trường và giải pháp hỗ trợ người dân bị thiệt hại, giữ vững an ninh trật tự và chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật các tổ chức cá nhân sai phạm bất kể ai.

Tại sao tìm ra nguyên nhân nhân chậm công bố bởi vì chúng ta biết công bố nguyên nhân là kịp thời giải quyết hậu quả. Còn công bố thủ phạm là để xử lý sai phạm. Điều tra nguyên nhân và điều tra thủ phạm là hai quá trình khác nhau và công bố các thời điểm khác nhau.

Điều tra nguyên nhân được tiến hành bởi các nhà khoa học. Còn điều tra thủ phạm được tiến hành các cơ quan điều tra và đối tượng là con người nên phức tạp hơn nhiều. Việc công bố ai thủ phạm cần quá trình điều tra cần xác minh và có sự phối hợp chặc chẽ các cơ quan pháp luật, quản lý chuyên ngành và các nhà khoa học, địa phương.

Tôi xin nhấn mạnh, kết quả điều tra là khách quan dựa trên chứng cứ hoàn toàn loại trừ sự can thiệp từ bên ngoài làm sai lệch kết quả từ bất cứ khâu nào. Các cơ quan điều tra nỗ lực rất lớn, làm hết năng lực và trách nhiệm của mình.

Thời gian qua trên mạng phản ứng việc chậm công bố nguyên nhân cá chết. Tôi cho rằng, bức xúc đó là yêu cầu chính đáng vì liên quan đến sự an lành của đất nước, đời sống của hàng vạn người dân ven biển 4 tỉnh miền Trung

Tuy nhiên phản ứng thái quá, suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi cơ quan điều tra. Có một số thế lực lợi dụng công kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, kích động gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân.

Chúng tôi tôn trọng sự bức xúc chính đáng của nhân dân nhưng không chấp nhận việc lợi dụng bức xúc đó để kích động chống phá nhà nước. Đến giờ này, chúng tôi khẳng định việc công bố nguyên nhân gây ra sự cố môi trường này là kịp thời và nghiêm túc.

Không che giấu thông tin

TTXVN: Chính phủ có đề xuất QH sửa đổi các luật về tiêu chuẩn môi trường với các doanh nghiệp?

Infonet: Liệu có sự ngăn cản báo chí đưa tin, có giấu thông tin với Nhân dân vụ việc?

Tuổi trẻ: Việc cấp phép xử thải đối với Formosa như thế nào, trách nhiệm của Bộ TN&MT ra sao?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Quy chuẩn môi trường VN là một dạng văn bản dưới luật, việc Chính phủ đề xuất QH là không đúng thẩm quyền, đây là việc của Chính phủ. Tới đây Chính phủ không đề xuất QH ban hành văn bản quy chuẩn môi trường của VN.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Thực tế đầu tháng 4 sau khi sự cố xảy ra, báo chí trong và ngoài nước đã đưa nhiều thông tin. Báo chí VN thông tin nhiều chiều với tần suất dày đặc. Đảng và Nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin vì không chỉ người dân mà Đảng và Nhà nước cũng có nhu cầu biết sự thật.

Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn: Việc công bố nguyên nhân gây ra sự cố môi trường này là kịp thời và nghiêm túc

Sau đó, để thuận lợi cho quá trình điều tra, đã yêu cầu báo chí giảm liều lượng, giảm những thông tin suy diễn, không tác động, gây trở ngại đến điều tra, vì các nhà báo không thể tìm ra thủ phạm, điều tra của báo chí không thể thay thế điều tra của các cơ quan chức năng, khoa học.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Nếu cung cấp thông tin hết thì không còn chứng cứ tốt để đấu tranh pháp lý.

Cơ sở tính đền bù 500 triệu USD

Hãng tin AP:Với vụ việc này có khởi tố vụ án để điều tra hình sự không?

Dân trí: Thực tế Formosa đã có tiền án ở các nước, tại sao vẫn lọt vào Hà Tĩnh và VN? Tới đây quy trình thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài có thay đổi không?

Hãng Nikkei: Số tiền 500 triệu USD là cao, cao nhất trong lịch sử bồi thường ở VN, đã được tính toán như thế nào?

VNExpress: Khi Formosa vận hành đã kiểm tra xả thải như thế nào, Hà Tĩnh đã kiến nghị gì? Giờ Chính phủ đã xác định lỗi của Formosa, trách nhiệm của địa phương để xảy ra ô nhiễm như thế nào?

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hoan nghênh ý kiến của báo chí Mỹ. Khi có thông tin sự cố hải sản chết hàng loạt, các lãnh đạo cao nhất VN cũng có thái độ rõ ràng: quyết liệt, chỉ đạo bằng được các cơ quan trong nước, yêu cầu có sự tham gia của các nhà khoa học ngoài nước, tập trung khắc phục ngay, ổn định đời sống ngư dân, Nhân dân ven biển, hỗ trợ lãi suất, việc làm, mua hải sản đánh bắt, công bố sớm vùng hải sản an toàn, cảnh báo dự báo vùng không an toàn để tránh sử dụng sản phẩm...

Việc đấu tranh tìm ra thủ phạm gây xả thải là Formosa là đã tỏ thái độ rất cương quyết, xử lý nghiêm không loại trừ cá nhân tổ chức nào.

Nhưng, VN đang xây dựng môi trường đầu tư, hình ảnh VN hội nhập, tham gia các hiệp định thương mại, được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao về ổn định chính trị và thuận lợi cho các nhà đầu tư, họ thành công điều đó có nghĩa môi trường đầu tư của chúng ta tốt.

Việc Formosa đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ và Nhân dân VN, đưa ra 5 cam kết trách nhiệm bồi tường hỗ trợ và không tái diễn.

VN có câu "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại". Chính phủ VN luôn có thái độ rõ ràng về xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật VN nhưng đồng thời có chính sách khoan hồng, độ lượng để các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm mà nhận lỗi thì được xem xét.

Nếu các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật VN thì pháp luật VN cũng đảm bảo họ hoạt động đúng luật và hiệu quả.

Formosa đã nhận lỗi cũng như thể hiện thái độ trước vi phạm, nên việc đưa ra khởi tố là việc cân nhắc của Chính phủ. Nhân dân VN cũng độ lượng, khoan hồng, cao thượng.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông: 

Về quá trình tham gia thẩm định dự án Formosa năm 2008, thời điểm đó việc thẩm định các dự án đầu từ của nước ngoài thực hiện theo Nghị định 108 hướng dẫn chi tiết thực hiện luật Đầu tư năm 2005.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông: Thời điểm Formosa đầu tư là phân cấp cho tỉnh

Tại thời điểm đó đều phân cấp cho UBND tỉnh, Bộ ngành chỉ đóng vai trò thẩm định. Chúng tôi nhận ý kiến UBND Hà Tĩnh hỏi thẩm định dự án này và có văn bản như sau:

“Phần đánh giá tác động môi trường của dự án sơ sài, chưa đề cập đến các yếu tố như phần gây tác động, đối tượng, quy mô gây tác động, biện phám khắc phục tác động xấu, phòng ngừa rủi ro về sự cố môi trường. Đề nghị nhà đầu tư lập đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt”.

Chúng tôi khẳng định chính sách thu hút đầu tư của VN là nhất quán. Một sự kiện xảy ra là điều đáng tiếc và các cơ quan Chính phủ rút kinh nghiệm qua đây bài học để rà soát để đảm bảo việc thu hút FDI theo đúng các quy định pháp luật.

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của VN gần nhất đưa ra một số định hướng chọn lọc dự án có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường. Đây là định hướng quan trọng.

Chúng tôi khẳng định: định hướng của Chính phủ là không đánh đổi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường đề thu hút đầu tư nước ngoài.

Mới tính sơ bộ thiệt hại của người dân

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Mục đích của chúng tôi đặt ra 500 triệu USD là rất nhỏ. 

Đây mới là tính sơ bộ thiệt hại người dân, thiệt hại sơ bộ về biển còn những thiệt hại rất nhiều như tổn thương tâm lý, hệ lụy sau này nhưng điều quan trọng là yêu cầu Formosa chuyển đổi công nghệ và thực hiện nghiêm việc xử lý ô nhiễm môi trường.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói thêm về việc có khởi tố hay không phải do các cơ quan tố tụng, tư pháp xem xét còn Chính phủ không can thiệp. Nhưng tất cả mọi quyết định dựa trên luật pháp và lợi ích của đất nước và người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh: Nhiều việc vượt khả năng của Hà Tĩnh

Hôm nay, Chính phủ tổ chức họp báo công bố nguyên nhân và Formosa nhận trách nhiệm, xin lỗi và cam kết bối thường như thế đáp ứng chờ đợi của Nhân dân lâu nay.

Trong vụ việc này, có nhiều việc vượt ngoài khả năng của Hà Tĩnh. Hà Tĩnh phối hợp các cơ quan TƯ và đã giao trách nhiệm này cho ban quản lý dự án Khu kinh tế Vũng Áng.

Đặc biệt khi sự cố xảy ra, Hà Tĩnh đã phối hợp chặt chẽ với nhà khoa học, các cơ quan cung cấp tất cả thông tin để sớm tìm ra nguyên nhân, thủ phạm.

Tuy nhiên, thời gian qua vì sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa làm thường xuyên nên cần rút kinh nghiệm và cần tiếp tục xử lý.

Formosa cam kết:

1. Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;

2. Bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.

3. Cam kết hoàn thiện công nghệ sản xuất để xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường, không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.

4. Phối hợp bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng giải pháp đồng bộ để phòng chống ô nhiễm, không xảy ra sự cố môi trường để tạo niềm tin với người dân VN và bạn bè quốc tế.

5. Thực hiện đúng cam kết nêu trên, không tái diễn vi phạm, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật VN.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thực hiện ngay bồi thường, hỗ trợ chuyển nghề cho dân theo đúng quy định, tinh thần là đảm bảo công khai, minh bạch, sát thực tế, có giám sát của dân, mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí.

Yêu cầu Formosa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết. Đồng thời triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển ở 4 tỉnh và công khai số liệu.

Người Lao động: Đánh giá mức độ an toàn nước biển, hải sản tại 4 tỉnh miền Trung hiện nay như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long: Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Sở Y tế 4 tỉnh triển khai các biện pháp cần thiết để làm sao đảm bảo sức khỏe của người dân. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long

Việc xét nghiệm hải sản sống, chúng tôi cập nhật liên tục cung cấp đến người dân. Tất cả hải sản xét nghiệm công bố minh bạch, đảm bảo chất lượng.

Vấn đề giám sát các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, chúng tôi tiếp tục triển khai các cơ sở y tế tại 4 tỉnh này.

Thứ trưởng NN&PTNT: Bộ đã thực hiện 3 việc là lấy mẫu, giám sát và quan trọng là xác định vùng ảnh hưởng. Ngay 1/5, tại Hà Tĩnh đã đưa ra được kết luận khoanh vùng ảnh hưởng là 20 hải lý tính từ bờ của 4 tỉnh bị ảnh hưởng. 

Trong vùng này, 15 nghìn tàu khai thác đều được lấy mẫu và giám sát hàng ngày, phát hiện có hải sản nhiễm độc sẽ lập tức tiêu hủy và hỗ trợ ngư dân.

Ngoài vùng này là vùng an toàn, tổ chức xác nhận hải sản khai thác ngoài 20 hải lý, chứng nhận ngay tại cảng.

Nhưng để yên tâm, chúng tôi vẫn chỉ đạo lấy mẫu với tần suất 2-3 ngày, nếu có vấn đề sẽ xử lý.

Với nuôi trồng thủy sản, chúng tôi cũng khuyến cáo trong thời gian chưa rõ nguyên nhân và mẫu nước không an toàn thì không nên thả nuôi ở biển cũng như lấy nước về nuôi ven bờ. Khi lấy mẫu hàng ngày, nếu thấy nước an toàn sẽ hướng dẫn địa phương lấy nước theo quy trình lắng nghiêm ngặt vào nuôi.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Để sự cố môi trường này không tái diễn trong tương lai, trong phiên họp Chính phủ hôm nay, Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát lại tất cả quy hoạch liên quan đến môi trường, kiên quyết điều chỉnh cho phù hợp, cũng như rà soát các tiêu chuẩn môi trường đối với DN.

Cán bộ công chức liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến sự cố này, dù ở cấp nào cũng chịu trách trước pháp luật tùy theo mức độ sai phạm.

Buộc Formosa phải có khung thời gian nộp phạt rõ ràng

Formosa không chỉ có bồi thường không mà còn phải nộp phạt. Cũng không thể chỉ một con số tổng mà phải xác định rõ các cá nhân/tổ chức được nhận... Phải buộc Formosa thành lập một quỹ nộp phạt và bồi thường theo một khung thời gian rõ ràng.

Formosa đã thừa nhận có lỗi trong việc làm chết cá ở biển miền Trung và cam kết bồi thường 500 triệu USD. Số tiền này sẽ được dùng để hỗ trợ cho người dân chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường việc xử lý ô nhiễm biển, phục hồi hệ sinh thái.

Ngoài việc truy cứu các trách nhiệm khác (để quyết định có cho tiếp tục hay chấp dứt hay điều chỉnh hoạt động đầu tư – kinh doanh), chỉ xét riêng về tài chính thì Formosa không chỉ có bồi thường không mà còn phải nộp phạt. Cũng không thể chỉ một con số tổng mà phải xác định rõ các cá nhân/tổ chức được nhận, và riêng với tiền nộp cho tổ chức nhà nước thì sẽ được dùng như thế nào để khắc phục, phục hồi môi trường.

Nhớ lại năm 2010, trên 470 triệu lít dầu đã tràn ra vùng Vịnh của Hoa Kỳ khi dàn khoan dầu Deepwater Horizon của Tập đoàn BP (Anh Quốc) bị nổ, dẫn tới một thảm họa môi trường nghiêm trọng. BP sau đó đã khắc phục về mặt tài chính với tổng giá trị trên 20 tỷ USD:

1. Bồi thường ngay thiệt hại kinh tế cho các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng với giá trị trên 2 tỷ USD sau phán quyến của tòa án theo các đơn kiện cụ thể.

2. Nộp phạt và bồi thường cho Chính phủ Hoa Kỳ sau khi đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong đó bao gồm:

a. 5,5 tỷ USD tiền phạt dân sự theo Luật Clean Water Act trong vòng 15 năm;

b. 7,1 tỷ USD đền bù thiệt hại tài nguyên thiên nhiên cho Chính phủ Liên bang và chính quyền 5 bang ven biển vùng Vịnh trong vòng 15 năm;

c. 4,9 tỷ USD đền bù theo các đơn kiện thiệt hại kinh tế của 5 bang ven biển vùng Vịnh trong vòng 18 năm.

d. 1 tỷ USD đền bù theo các đơn kiện của trên 400 cơ quan chính quyền địa phương.

Chính phủ Việt Nam nên tính tới việc bắt buộc Formosa thành lập một quỹ nộp phạt và bồi thường, theo một khung thời gian rõ ràng, Formosa sẽ phải nộp tiền vào quỹ để thực hiện việc nộp phạt cho Chính phủ Việt Nam vì vi phạm pháp luật, bồi thường thiệt hại kinh tế cho các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng và bồi thường thiệt hại cho chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương để khắc phục và phục hồi môi trường biển.

Nguyễn Xuân Thành (Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright)

Theo VietNamnet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cá nuôi lồng chết, người dân điêu đứng

Mưa lũ mấy ngày qua đã làm hơn 4 tấn cá diêu hồng thương phẩm nuôi lồng trên sông Bồ của người dân xã Quảng Phú (Quảng Điền) chết ngột. Người nuôi cá rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng để tiêu thụ gần 20 tấn cá còn lại.

Cá nuôi lồng chết, người dân điêu đứng
Hàng chục tấn thủy sản nuôi bị chết.

Từ tháng 5 đến nay, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nước vùng ven biển và đầm phá tăng cao khiến cá nuôi chết hàng loạt. Mới đây tiếp tục xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu, nguy cơ chết rất cao.

Hàng chục tấn thủy sản nuôi bị chết
Hương Thủy: Cá lồng lại chết hàng loạt

Khoảng 30 tấn cá lồng gần đến kỳ thu hoạch bất ngờ chết đồng loạt khiến 35 hộ nuôi ở xóm Dừa (thôn Hòa Phong, xã Thủy Tân, TX. Hương Thủy) thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.

Hương Thủy Cá lồng lại chết hàng loạt

TIN MỚI

Return to top