ClockThứ Năm, 23/10/2014 13:12

Đánh mất thương hiệu

TTH - Ngay khi xuất hiện trên thực đơn, bản thân mấy từ cơm vua cung đình Huế đã gợi lên sự tò mò ở thực khách. Tuy nhiên, để chuyển từ sự hiếu kỳ đến khám phá, xuýt xoa và trân trọng lại cần đến không chỉ sự am tường trong nghệ thuật chế biến của người đầu bếp, sự tinh tế của chất liệu và không gian ẩm thực; sự cẩn trọng, nhẹ nhõm mà chu đáo của người phục vụ... Những điều này không hề lạ lẫm nhưng không phải bất cứ một nhà hàng phục vụ cơm cung đình nào cũng thực hiện được, hoặc đang được thực hiện theo kiểu mà họ nghĩ, cách mà họ thấy.

Sự dễ dãi trong việc kinh doanh loại hình ẩm thực này ở một số nơi đã làm rẻ hóa một thương hiệu. Hay nói một cách khác, chính sự dễ dãi đã như một vi rút lây lan và làm ảnh hưởng đến việc tổ chức cơm vua cung đình, vốn được các nhà hàng cơm vua khác tổ chức một cách bài bản và chăm chút kỹ lưỡng. Dân gian có câu “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng sâu nhiều quá, hoặc to quá, thì sẽ có lúc chả ai muốn dùng món canh đó nữa vì chỉ nói đến nó, người ta chỉ nghĩ đến sự dở, cái không đẹp mắt cùng những nhiêu khê, phiền phức mà nó mang lại.

Từ thực tế hoạt động kinh doanh ẩm thực cung đình Huế hiện đang rất manh mún, chưa thực sự có đầu tàu và chưa có sự giám sát, quản lý về mặt tiêu chí, tiêu chuẩn và những yếu tố liên quan khác, có thể nhận thấy, người kinh doanh có vẻ như chỉ cần ghi vào thực đơn của mình một món hàng mà bất biến hệ quả của nó như thế nào. Nhất là khi kiểu gì thì có cơm vua ấy. Đó là một cách làm thiếu cân nhắc, không được định hướng và đang theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Xây dựng và giữ gìn một thương hiệu không phải là điều dễ dàng. Có khi người/nhà kinh doanh phải mất hàng chục năm với một chiến lược dài hơi và cụ thể để thương hiệu ấy được khách hàng biết, chấp chận, mến mộ, yêu thích...Ngay cả việc xử lý các sự cố hay khủng hoảng thông tin cũng phải được hoạch định, tính toán để làm thế nào ít ảnh hưởng đến thương hiệu nhất vì điều đó quy định doanh thu, sự tồn tại hay mất đi của một nhãn hàng, một thương hiệu...Thực tế có những thương hiệu đã biết cách chuyển thất bại sang thành công với sự vào cuộc của cả một hệ thống, sự tham vấn của các chuyên gia. Thế nhưng, con số này không phải là nhiều trong thế giới rộng lớn, đa dạng với tốc độ chuyển tải thông tin nhanh đến chóng mặt.

Thế nên, sự lỏng lẻo, cẩu thả đến mức không thể chấp nhận được trong việc kinh doanh loại hình ẩm thực cung đình này nếu không được chấn chỉnh thì nó sẽ như một vết dầu loang, ngày một rộng hơn, dù chưa thể cháy ngay được nhưng thị phần sẽ dần thu hẹp lại và sẽ là áp lực lớn cho những người kinh doanh chân chính, không chỉ vì cái ngon, cái đẹp, cái tinh túy mà còn vì những gì đã được tạo dựng trong chiều sâu của một dòng chảy văn hóa...

Khang Nhiên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top