ClockThứ Hai, 01/06/2020 14:51

Đánh thức mỏ vàng xanh

TTH - Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đích thân thị sát công tác chỉnh trang hồ Tịnh Tâm, đề nghị UBND TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có kế hoạch chỉnh trang, bảo tồn và phát huy giá trị danh thắng tiêu biểu này của khu vực kinh thành Huế.

Tiếp nhận hiến kế khôi phục, chỉnh trang hồ Tịnh Tâm

Nhiều năm qua, câu chuyện phát huy giá trị danh thắng hồ Tịnh không ít lần được xới xáo. Những người tâm huyết với văn hóa-du lịch Huế cho rằng, để hồ Tịnh hoang hóa là một sự lãng phí. Cũng không ít hiến kế đã được giửi gắm tại các hội thảo du lịch về việc phục hồi không gian hồ Tịnh gắn với thương hiệu sen. Trong một vài kỳ Festival Huế, một vài hoạt động văn hóa-du lịch cũng được khơi gợi, tổ chức nhưng không được duy trì thường xuyên. Tiềm năng hồ Tịnh lại ngủ yên trong sự hoang phế.

Cuối tháng 4/2020, UBND tỉnh cũng đã có chuyến khảo sát với mong muốn chỉnh trang đồi Vọng Cảnh thành điểm ngắm cảnh công cộng phục vụ nhu cầu của người dân và du khách. Vọng Cảnh là một trong những điểm đến với cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều điểm ngắm cảnh, có nhiều không gian có thể sử dụng với mục đích công cộng phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của người dân và du khách. Làm gì để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị sinh thái cảnh quan đắc địa của Vọng Cảnh để Huế có thêm điểm đến hấp dẫn đang là vấn đề đặt ra.

Không chỉ có hồ Tịnh hay Vọng Cảnh, câu chuyện khai thác giá trị xanh của Huế cũng đang đặt ra đối với khu vực Thượng Thành-Eo Bầu rộng lớn khi vài năm tới, toàn bộ dân cư sinh sống tại đây sẽ được di dời, trả lại hiện trạng cho khu di sản với không gian xanh gần như nguyên sơ; hay việc khai thác tuyến phố đi bộ rợp cây xanh quanh khu vực Đại Nội; không gian nước gắn với sông Hương, Ngự Hà, Đông Ba, An Cựu...

Trong nhìn nhận của giới làm du lịch, Huế là nơi mà đụng đâu cũng thấy “vàng”. Đó là “mỏ vàng” du lịch xanh, từ Vọng Cảnh, Cồn Hến, Dã Viên, Thượng Thành cho đến Kim Long, Nguyệt Biều, Bạch Mã....Và cả hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á.

Sau hàng chục năm phát triển, du lịch Huế, vẫn chưa thể khai thác hiệu quả mỏ vàng xanh này, dù cách đây gần 10 năm, một hội thảo về du lịch xanh đã được tổ chức ở Huế với nhiều ý tưởng, kỳ vọng. Dù những sản phẩm du lịch nhỏ lẻ đã từng manh nha, như tour tham quan vườn rau Thượng Thành cách đây nhiều năm. Hay một đề án phát triển du lịch đầm phá đã được hoạch định từ nhiều năm trước, nhưng sản phẩm du lịch đầm phá đến nay vẫn đơn lẻ, bình dân...

Với lộ trình đặt ra trong việc xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên nền tảng di sản-cảnh quan thiên nhiên-môi trường, chắc chắn, chiến lược khai thác, đánh thức tiềm năng xanh của Huế sẽ được đặt ra, xúc tiến.

Từ  sự sốt sắng vào cuộc mạnh mẽ của lãnh đạo tỉnh, gần đây, động thái đánh thức tiềm năng xanh của Huế đã có nhiều chuyển biến. Điển hình như dự án mở rộng tuyến đi bộ dọc sông Hương ở bờ Bắc và bờ Nam đang được xúc tiến, mở ra triển vọng trước mắt về điểm nhấn không gian xanh cho đô thị Huế. 

Nhưng với nguồn tiềm năng xanh đa dạng, to lớn và giá trị, để Huế phát triển trên nền tảng cảnh quan môi trường, chắc chắn cần có chiến lược tổng thể về quy hoạch, kêu gọi đầu tư, hoàn thiện hạ tầng... Trong đó, bài toán kêu gọi những nhà đầu tư chiến lược, có tâm, có tầm là điều kiện quan trọng để gỡ nút thắt trong việc đánh thức mỏ vàng xanh ở Huế.  

Kim Oanh 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đánh thức phố cổ Bao Vinh

Bao Vinh ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được các học giả Tây phương (xem thêm R. Morineau trong “Bao Vinh - Thương cảng của Huế”, Tập san BAVH, Số 2/1916) đánh giá “là khu vực đẹp mắt của Cố đô Huế”, một “điểm đến hấp dẫn” cả ban ngày lẫn ban đêm cho du khách khi đến Huế.

Đánh thức phố cổ Bao Vinh
Đánh thức gốm Pa Cô

Sau nhiều năm “ngủ quên” giữa đại ngàn, nghề gốm của đồng bào Pa Cô ở A Lưới đang được đánh thức. Nhờ nỗ lực của các cơ quan chức năng cùng những nghệ nhân đầy tâm huyết, nghề truyền thống của người đồng bào có nguy cơ mai một, thất truyền đang từng bước được phục dựng, bảo tồn.

Đánh thức gốm Pa Cô
Đánh thức tiềm năng du lịch vùng Tam Giang - Cầu Hai

Không chỉ nổi tiếng với hệ thống đầm phá quan trọng và đẹp nổi tiếng Việt Nam, Tam Giang - Cầu Hai còn có tiềm năng phát triển du lịch. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, các làng quê nằm trải dài, lại sở hữu rất nhiều lễ hội dân gian vô cùng độc đáo..., các chuyên gia cho rằng sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo, đưa vào các tour tuyến, trở thành điểm nhấn cho du lịch.

Đánh thức tiềm năng du lịch vùng Tam Giang - Cầu Hai
Du lịch Hương Thủy: Đánh thức tiềm năng từ liên kết trong du lịch

Du lịch của Hương Thủy dẫu có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều trăn trở khi chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Với vị trí địa lý thuận lợi, việc kêu gọi đầu tư và liên kết với các điểm đến để đa dạng sản phẩm là một hướng đi có thể đánh thức tiềm năng của vùng đất này.

Du lịch Hương Thủy Đánh thức tiềm năng từ liên kết trong du lịch
Sự trở lại của sen

Diện tích sen mở rộng cũng đồng nghĩa với diện tích mặt nước ô nhiễm, nhếch nhác được thu hẹp dần. Sen không chỉ dừng ở các khu di sản mà còn hiện hữu ở các hồ cảnh quan của đình chùa miếu điện, khoe sắc tỏa hương ở cả những miền quê xa xôi…

Sự trở lại của sen
Return to top