ClockThứ Sáu, 19/08/2016 11:48

Đối thoại, gỡ khó cho doanh nghiệp làm du lịch

TTH.VN - Ngày 18/8, Sở Du lịch tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn để cùng nhau đưa ra những giải pháp tối ưu, thúc đẩy phát triển du lịch Huế trong thời gian đến.

Các doanh nghiệp đóng góp ý kiến tại buổi gặp mặt

Tại buổi gặp mặt, ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch cho biết, doanh thu du lịch trong 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ.

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế nên chỉ tiêu đặt ra là doanh thu năm sau hơn năm trước phải trên 8% (trước đây đặt mục tiêu tăng 6-8%). Tính đến giữa tháng 8/2016, toàn tỉnh có 83 doanh nghiệp và chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, trong đó, 47 doanh nghiệp kinh doanh quốc tế và 36 kinh doanh nội địa. Đây là số lượng doanh nghiệp không nhỏ, nếu phát huy hết khả năng, ý tưởng và sự đoàn kết thì du lịch Huế sẽ còn phát triển hơn nữa, ông Minh nhấn mạnh.

Theo các doanh nghiệp, du lịch Huế đang chậm lại so với các địa phương trong khu vực. Không phải Huế không hấp dẫn trong mắt du khách mà các sản phẩm của Huế còn thiếu tính đa dạng, một số sản phẩm đã quá quen thuộc với nhiều du khách, kéo theo thời gian lưu trú ngắn.

Các doanh nghiệp đề xuất, cần tăng cường phát triển các sản phẩm du lịch mới, du lịch cộng đồng, sinh thái, phát triển du lịch ở đầm phá Tam Giang. Tại TP Huế, tăng cường đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào khai thác, mở rộng phố đêm, thêm các sản phẩm vui chơi giải trí, ăn uống để giữ khách ở lại về đêm… Các doanh nghiệp cũng cho rằng, đôi khi họ gặp khó không phải do thiếu sản phẩm mà do vướng mắc ở một số thủ tục. Vì thế, cần tăng thêm các buổi gặp mặt giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng để nhanh chóng khắc phục tồn tại nêu trên.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách: Cùng vào cuộc

Mặc dù môi trường du lịch Huế ngày càng được cải thiện nhưng thi thoảng những vụ việc “chặt chém” khách về giá lại làm cho du lịch Huế “mang tiếng xấu”. Tuyên truyền và có chế tài xử phạt là điều cần làm, nhưng để hiệu quả, cần sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, chính quyền địa phương và mỗi một người dân, du khách.

Ngăn chặn nạn “chặt chém” khách Cùng vào cuộc
Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm du lịch mới mang tính chất xanh và bền vững, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến với Huế là giải pháp thiết thực mà ngành du lịch Cố đô lựa chọn.

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường
Du lịch Huế: Đừng để đi sớm, về muộn - Kỳ 3: Để khẳng định vị thế

Phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, du lịch Huế cũng phải trở lại đúng vị thế vốn có, xứng tầm với tài nguyên, thế mạnh. Muốn làm được điều đó, cần một chiến lược với những giải pháp cụ thể để làm nổi bật vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn đã được tỉnh xác định; xứng đáng là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch.

Du lịch Huế Đừng để đi sớm, về muộn - Kỳ 3 Để khẳng định vị thế
Return to top