ClockThứ Sáu, 26/02/2021 07:30

Khai thác du lịch trong trạng thái bình thường mới

TTH - Lãnh đạo ngành du lịch khẳng định, trạng thái bình thường mới của ngành du lịch là vừa khai thác, phục vụ khách, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Farmstay: Mô hình du lịch cần được khai thácPhát triển kinh tế biểnDu lịch... trong nhàHoàn thiện sản phẩm dịch vụ, du lịch về đêmHướng đến mô hình tổ chức phù hợp trong tương lai

Du khách tuân thủ đeo khẩu trang khi đi tham quan Huế

Đón khách trong tâm thế mới

Lãnh đạo Sở Du lịch đánh giá, ngay sau khi một số địa phương trong nước ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 từ cuối tháng 1/2021, các điểm đến, cơ sở lưu trú đã chuyển trạng thái phòng chống dịch rất nhanh. Các biện pháp phòng chống dịch được áp dụng ở mức cao nhất. Trước đó, nhiều du khách đến Huế là người ở các địa phương mới ghi nhận dịch bệnh, các khách sạn cũng rất bình tĩnh, hỗ trợ cung cấp thông tin nhanh đã giúp quản lý ngành sớm xác định từng du khách, chủ động truy vết đối với các du khách thuộc diện nguy cơ.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch thông tin, ngành du lịch đã chia ra từng phương án phù hợp tương ứng với mức độ của dịch bệnh: khi dịch bệnh được kiểm soát; bùng phát ở các địa phương mà Huế có nguy cơ cao (như thời điểm hiện tại) và khi Huế có bệnh nhân. Bằng việc cụ thể hóa ra từng thang điểm tương ứng, các cơ sở lưu trú, điểm đến khi đáp ứng được từng mức độ mới có đủ điều kiện hoạt động. Như trong thời điểm dịch bệnh tái bùng phát ở các địa phương như hiện tại, Huế ở mức nguy cơ nên bắt buộc áp dụng khai báo y tế, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, có bố trí khu vực lưu trú riêng…

Một thay đổi rất rõ rệt là sự phối hợp, tích cực trong phòng chống dịch từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. So với trước đây vẫn còn “lời vào, lời ra” trong việc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch và cho rằng gây phiền hà cho khách, không cần thiết thì nay chính các cơ sở, điểm đến áp dụng nhanh các biện pháp, trước khi có sự yêu cầu của cơ quan quản lý.

Bà Nguyễn Hoàng Thụy Vy, Giám đốc Điều hành Khách sạn Mường Thanh - Huế cho biết, khách sạn xác định phòng chống dịch là nhiệm vụ chính trị. Vì thế, khách sạn triển khai nghiêm ngặt, tuân thủ đầy đủ các giải pháp mà các cơ quan chức năng yêu cầu; theo dõi, cập nhật các chỉ đạo mới nhất của các cơ quan chức năng, đặc biệt là thông tin về các ca nhiễm mới, lịch trình di chuyển của người bệnh để kịp thời áp dụng các biện pháp nếu có khách đã đến hoặc sắp đến khách sạn lưu trú; nâng cao ý thức phòng chống dịch của cán bộ công nhân viên mọi lúc mọi nơi.

Bà Lê Thị Dạ Lam, Tổng Quản lý Làng Hành hương và Vedana Lagoon (hai điểm nghỉ dưỡng thu hút được lượng khách tương đối trong kỳ nghỉ tết) cho hay, khi dịch bùng phát ở Hải Dương, hai điểm nghỉ dưỡng đã “bật chế độ” khẩn cấp, kiểm soát nghiêm ngặt hơn và lấy thông tin đầy đủ khách ra vào. Bên cạnh đó, cung cấp, trao đổi thông tin liên tục với quản lý ngành du lịch. Qua các đợt dịch, nhất là từng phục vụ cách ly cho những du khách thuộc nhóm nguy cơ cao ở đợt dịch đầu tiên, nên hai điểm nghỉ dưỡng càng thêm những kinh nghiệm để đón, phục vụ khách trong tâm thế bình tĩnh, tự tin.

Đo thân nhiệt khách khi vào lưu trú tại Khách sạn Mường Thanh - Huế

Chỉ thu hút được khách khi Huế an toàn

Lãnh đạo tỉnh đặt yêu cầu đối với ngành du lịch “trạng thái bình thường mới” của du lịch Huế là gì? Dịch bệnh đang diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, việc khai thác du lịch không tạo ra yếu tố rủi ro, mạo hiểm.

Ông Trần Hữu Thùy Giang cho biết, “trạng thái bình thường mới” là phải vừa chống dịch hiệu quả và vừa tiếp tục kinh doanh trong trạng thái đảm bảo an toàn cho du khách, người lao động. Hiện du lịch Huế đang tiếp tục triển khai các giải pháp để kích cầu du khách, thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm, khám phá. Ngành xác định chỉ khi triển khai tốt nhất các giải pháp phòng chống dịch sẽ giúp kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn sẽ giúp mọi hoạt động sẽ tiếp diễn, có thể thu hút được khách đến trong giai đoạn mà nhiều du khách vẫn muốn “xê dịch”.

Hiện tại, lượng khách đến Huế đều được kê khai, rà soát kỹ lưỡng. Để giúp du khách lựa chọn tối ưu các điểm đến, dịch vụ an toàn, ngành du lịch Huế đang tiếp tục thống kê, xác định mức độ an toàn của các cơ sở để đưa lên bản đồ du lịch an toàn mà ngành đang triển khai. Theo ông Trần Hữu Thùy Giang, so với năm 2020, từ đầu năm 2021, có nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh mới được áp dụng đang giúp quản lý, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong ngành bài bản, hiệu quả hơn. Trước hết là triển khai phần mềm quản lý chung giữa các ngành. Với phần mềm này, ở bất kỳ thời điểm, thời gian nào ngành cũng có thể kiểm soát số lượng khách đến Huế. Đặc biệt là nắm nguồn gốc từng khách đến Huế từ địa phương nào, nhằm phát hiện sớm những du khách có nguy cơ về dịch bệnh. Một giải pháp quan trọng không kém là triển khai quét mã QR code tại các cơ sở lưu trú, điểm du lịch giúp công tác quản lý thêm chủ động trong các trường hợp xấu xảy ra.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Chủ tịch Hội Lưu trú tỉnh khẳng định, hiện tất cả các thành viên trong hội đã đặt bảng quét mã QR và hướng dẫn du khách khi đến Huế cài đặt phần mềm Hue-S để giúp kiểm soát dịch bệnh tốt nhất có thể. Du khách khi đến Huế đều hợp tác và cho rằng, đây là cách làm hay trong việc phòng chống dịch bệnh và họ cảm thấy an tâm hơn.

Ngành du lịch Huế cũng mong muốn, du khách khi đến Huế cùng chung tay phòng chống dịch, tuân thủ các quy định của địa phương để có một chuyến đi ý nghĩa, trọn vẹn, đảm bảo sức khỏe trong tình hình như hiện nay.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Return to top