ClockThứ Bảy, 15/04/2017 13:36

Làm sao phát triển homestay

TTH - Tốc độ tăng trưởng du lịch của Huế có những chuyển biến khá tích cực. 3 tháng đầu năm 2017 mức tăng trưởng hơn 13%. Tuy nhiên du lịch Huế cũng còn có nhiều hạn chế, như thời gian lưu trú vẫn thấp, mức chi tiêu của du khách không cao dẫn đến doanh thu du lịch thấp

Một góc Homestay “Nhà của ổi” ở xã Thủy Vân (Hương Thủy)

Homestay là một loại hình dịch vụ lưu trú. Nó ra đời là để đáp ứng ít nhất hai nhu cầu của những người đi du lịch - được trải nghiệm với đời sống của người dân bản địa và tiết kiệm. Mà đã nói đến tiết kiệm thì phải rẻ. Rẻ nhưng không được luộm thuộm mà phải đáp ứng nhu cầu của du lịch. Và điểm đến phải có cái để trải nghiệm - có thể là thiên nhiên đẹp, không gian văn hóa, đời sống thường nhật phong phú, sinh động, có nét riêng của người dân bản địa. Như vậy xem ra, loại hình dịch vụ du lịch homstay không đơn thuần là loại hình du lịch “bụi”.

Ở Huế có đầy đủ những yếu tố cho loại hình du lịch này phát triển.

Trước khi phát triển những nơi ở xa thì hãy nghĩ đến những vùng quanh Huế, nơi có khả năng phát triển loại hình dịch vụ này thuận lợi trước.

Đó là những khu vực nhà vườn quanh Huế, những làng nghề truyền thống gần Huế. Những nơi này có không gian hết sức đẹp và cũng có cái để du khách trải nghiệm. Đó là những vùng như Kim Long, Thủy Biều. Đây là những vùng nhà vườn đặc trưng của Huế. Ở đó còn lưu giữ nhiều ngôi nhà rường có lối kiến trúc hết sức đặc sắc. Làng hoa và làng nghề Phú Mậu, đến đây, du khách có thể cảm nhận một cách thú vị đời sống thường nhật của người dân. Xa hơn nữa là về đầm phá, làng cổ Phước Tích. Đó là những nơi chứa đựng trong mình nhiều thứ đặc sắc, khác biệt mà ít nơi nào có.

Ở nước ta, vùng Tây Bắc, Hội An, Đà Lạt và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, loại hình dịch vụ này phát triển khá mạnh, tạo được một nguồn thu đáng kể, góp phần nâng cao đời sống người dân và tác động tăng trưởng du lịch. Ở Huế, một số người dân ở vùng Phú Mộng (Kim Long) hay ở khu vực phố Tây như Nguyễn Công Trứ (TP. Huế) đã có nhiều người đầu tư làm loại hình dịch vụ này, nhưng xem ra phát triển chưa mạnh.

Do chỉ là những người dân bình thường, có khi là người làm vườn, làm nông nghiệp, làm nghề thủ công truyền thống… tham gia vào làm du lịch nên sự khởi đầu rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức du lịch chuyên nghiệp với vai trò dẫn dắt.

Điều quan trọng nhất là việc hướng dẫn người dân các nghiệp vụ du lịch từ đưa đón, lưu trú, ăn uống đến quảng bá, thậm chí là có chính sách hỗ trợ lãi suất để người dân có điều kiện xây dựng, sửa chữa cơ sở lưu trú. Điều này có nhiều tỉnh, thành đã làm rất hiệu quả. Nhà nước cần có một chương trình, bố trí một nguồn ngân sách để làm những việc “kích hoạt” phát triển loại hình du lịch này. Không nên quan niệm rằng, Nhà nước ở đây là lấy tiền ngân sách để lo chuyện kinh doanh cho người dân, mà Nhà nước lo chuyện phát triển kinh tế của người dân, cũng là lo cho nguồn thu của chính mình. Khi du lịch phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, kéo theo nhiều lĩnh vực phát triển và khi đó trực tiếp hay gián tiếp, Nhà nước thu được thuế.

Về mặt chuyên môn, Nhà nước, mà cụ thể là ngành chức năng ở lĩnh vực du lịch cần phối hợp với các công ty, tổ chức du lịch chuyên nghiệp để họ vừa hướng dẫn, chuyển giao nghiệp vụ, vừa tạo điều kiện kết nối khách, vừa giới thiệu quảng bá. Đương nhiên, các đơn vị du lịch cũng là đơn vị kinh doanh nên khi liên kết phải tính toán đến việc hài hòa lợi ích.

Tốc độ tăng trưởng du lịch của Huế có những chuyển biến khá tích cực. 3 tháng đầu năm 2017 mức tăng trưởng hơn 13%. Tuy nhiên du lịch Huế cũng còn có nhiều hạn chế, như thời gian lưu trú vẫn thấp, mức chi tiêu của du khách không cao dẫn đến doanh thu du lịch thấp.

Mục tiêu trong vài năm tới Huế sẽ đón 4 triệu lượt khách. Theo đó hàng loạt giải pháp được thúc đẩy, trong đó có việc xúc tiến giải quyết “nút thắt” về giao thông đường hàng không. Đối tượng du lịch bây giờ hết sức đa dạng. Việc tạo ra những sản phẩm du lịch mới, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách là một trong những giải pháp thúc đẩy du lịch phát triển.

Bài: LÊ NGUYỄN - Ảnh: TỐ QUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Điểm đến Hương Bình

Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Điểm đến Hương Bình
“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Return to top