ClockThứ Tư, 10/11/2021 14:59

Thách thức trong đào tạo nghề du lịch

TTH - Học nghề, đặc biệt những nghề đòi hỏi kỹ năng cao như du lịch mà không thể thực hành, đó là thách thức lớn trong đào tạo.

Hợp tác tạo thêm cơ hội việc làm cho sinh viên ngành du lịchNỗi lo chất lượng đào tạo sinh viên du lịch

 Đào tạo thực hành bếp tại Trường cao đẳng Du lịch Huế khi chưa bùng phát đợt dịch thứ 4

Sự thay đổi bắt buộc

Cũng giống như các trường đào tạo khác, trong 2 năm vừa qua, Trường cao đẳng Du lịch Huế trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, phải điều chỉnh chương trình, điều chỉnh lịch học, phải thay đổi phương thức đào tạo để thích ứng với điều kiện thực tế khi dịch bệnh xảy ra, không thể tổ chức học tập trung.

Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế chia sẻ, khác với một số lĩnh vực đào tạo, đào tạo nghề du lịch đòi hỏi tính “bắt tay chỉ việc” rất cao. Yếu tố thực hành kỹ năng chiếm đến 70 - 80% thành công của chương trình đào tạo. Việc sinh viên không thể đến trường, không được thực hành gây khó khăn đối với cơ sở đào tạo.

Không chỉ tại Trường cao đẳng Du lịch Huế, hiện đang có gần 10 cơ sở có đào tạo nhân lực du lịch, chủ yếu là đào tạo nghề và hầu hết rất lúng túng trong việc thay đổi giáo trình, phương pháp. Với cơ sở đào tạo du lịch, việc đảm bảo kỹ năng cho sinh viên khi ra trường là điều không phải dễ. Dù nhà trường đã sử dụng phương pháp, trong đó quay video các bài giảng, thực hành của các giảng viên để sinh viên học trực tuyến, nhưng hiệu quả khó được như trước.

Không chỉ ở Huế mà theo PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đây là thách thức chung của tất cả các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước, đặc biệt là ở lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Từ thực tế này đang đặt ra thách thức là thiếu đội ngũ lao động trong ngành du lịch cho giai đoạn sắp đến. Trong bối cảnh này, chuyển đổi hình thức giáo dục truyền thống sang giáo dục số ngày càng trở nên bức thiết.

Chuyển đổi số, áp dụng những mô hình giảng dạy mới thông qua công nghệ được xem là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong thời gian qua vẫn còn những vấn đề cần bàn vì chuyển đổi số và áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến phù hợp hơn với các nội dung mang tính chất lý thuyết. Còn các lĩnh vực thực hành nâng cao kỹ năng nghề, rèn luyện kỹ năng nghề như du lịch phải có thực tiễn để nâng cao kỹ năng, không thể nhìn qua màn ảnh để xử lý được.

Chuyển đổi số vẫn chưa đủ

Thời gian qua, Trường cao đẳng Du lịch Huế tổ chức giảng dạy E-learning (chương trình được áp dụng phổ biến tại các đại học, cao đẳng ở Huế) bao gồm học online và offline. Theo một giảng viên của trường này, đối với quá trình dạy theo hình thức E-learning, lộ trình và xu thế bắt buộc đòi hỏi tính kế hoạch, tính dự báo các yếu tố, điều kiện thật chặt chẽ. Do đó các đơn vị liên quan trong nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể về cơ chế chính sách, tài chính và nội hàm, nội dung chi tiết. Thực tế việc thay đổi không phải trong “ngày một ngày hai”, yếu tố dạy thực hành cần thêm những ứng dụng tốt hơn.

Mới đây, Trường cao đẳng Du lịch Huế phối hợp với một số trường đào tạo nghề du lịch trong cả nước tổ chức hội thảo chủ đề “Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề du lịch”. Đây là sự chủ động cần thiết, nhằm tìm ra những phương pháp phù hợp để giải quyết những khúc mắc mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng đang gặp phải. Qua đó, nhận thức đầy đủ và toàn diện về bản chất của chuyển đổi số từ quá trình, nội dung đến công nghệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đặc biệt là đào tạo nghề du lịch được nhấn mạnh, khơi thông.

Chuyển đổi số liên quan đến chuyển đổi phương pháp dạy và học, các chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì phải chuyển dần và chuyển ngay đào tạo trực tiếp sang đào tạo kết hợp. Chuyển đổi số cũng phải chuyển đổi trong quản trị mỗi cơ sở đào tạo nghề và những hành lang pháp lý kèm theo, từ chế độ thông tin báo cáo, chỉ tiêu sử dụng đến kết nối, liên thông dữ liệu phạm vi quốc gia, ngành và các cơ sở giáo dục.

Thị hiếu của du khách trong bối cảnh dịch COVID-19 thay đổi, kéo theo sự xuất hiện các công việc mới, như nhân viên marketing du lịch ảo, hướng dẫn viên du lịch công nghệ, nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng trực tuyến... Do đó, chuyển đổi số để thay đổi hình thức đào tạo nhằm tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay; giải quyết bài toán nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đặc biệt thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch không chỉ đơn thuần là tăng cường các thiết bị, ứng dụng máy móc công nghệ vào giảng dạy mà khi chuyển qua môi trường số cần thay đổi cách học tập. Tốc độ học tập cần phù hợp, tổ chức học linh hoạt để người học có thể học được mọi lúc, mọi nơi. Người học cũng phải chủ động, tự định hướng và có sự hợp tác.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăng trầm nghề bán báo dạo

Nghề bán báo dạo từng thịnh hành và giúp nhiều phận đời mưu sinh kiếm được thu nhập khá ổn. Hơn chục năm về trước, khi báo in vẫn ở đỉnh cao hoàng kim không khó bắt gặp cảnh người bán báo dạo với từng xấp báo đủ loại rong ruổi từ quán ăn này sang quán cà phê khác, rồi vội vã rong ruổi hết tuyến đường này sang tuyến đường kia để đem tin tức nóng hổi đến với mọi người.

Thăng trầm nghề bán báo dạo
Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025

Theo Hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch Ratings, du lịch châu Á đang trên đà đạt được mức trước đại dịch trong nửa đầu năm tới, nhờ nỗ lực của các chính phủ nhằm thu hút du khách, sự gia tăng của hoạt động du lịch ra nước ngoài từ Trung Quốc…

Du lịch châu Á dự báo phục hồi mức trước đại dịch vào năm 2025
Ghi dấu chân tình nguyện trong mùa hè

Mỗi khi hè về, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế lại sục sôi phong trào tình nguyện hè. Từ những vùng bãi ngang ven biển đến vùng biên giới xa xôi, những nơi khó khăn, vất vả đã in đậm dấu chân và những giọt mồ hôi của lực lượng thanh niên tình nguyện (TNTN).

Ghi dấu chân tình nguyện trong mùa hè
Khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch

Nhắc đến ẩm thực Huế, du khách luôn dành những lời khen. Trong đó, ẩm thực chay Huế là một điểm nhấn đặc biệt. Việc khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch không chỉ là cơ hội để thúc đẩy du lịch, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực chay Huế.

Khai thác giá trị ẩm thực chay phục vụ du lịch

TIN MỚI

Return to top