ClockThứ Sáu, 26/11/2021 11:52

Vấn đề chính là đánh giá kinh nghiệm

TTH.VN - Thì cứ nhìn vào lĩnh vực du lịch. Một điều kiện giống nhau để các nước mở cửa thị trường du lịch, ấy là vắc-xin. Phải tiêm đủ 2 mũi vắc-xin và phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19. Nhưng cách thức mở cửa và thời điểm mở cửa thì khác nhau, mỗi nước mỗi kiểu.

Xúc tiến đưa khách Hàn Quốc đến miền Trung trong tháng 12/2021Khám phá bối cảnh phim trường với xe điệnCần nắm bắt thời cơ & “đầu tư” xứng tầmMừng khi bạn đón kháchCần chủ động khắc phục những tồn tại trong du lịchPhục hồi nhưng chậm

Tiêm phủ vắc-xin là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến việc mở cửa du lịch. Ảnh: A. Hiệp

Mà suy cho cùng khác nhau cũng phải, vì mỗi nước có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.

Ở trong nước, từ ngày 15/11 này, một số tỉnh đã được Thủ tướng cho phép thí điểm đón khách quốc tế theo tour trọn gói. Có gói thì 7 ngày, có gói 3 ngày. Lịch trình đăng ký trước. Bước đầu du khách đăng ký đi cũng không đông lắm, mỗi đoàn khách quốc tế chỉ hơn 200 khách. Ví dụ như Quảng Nam đón hai đoàn khách Mỹ đầu tiên chỉ hơn 460 người. Sau khi đón khách quốc tế thí điểm ở các địa phương, đến thời điểm này ( 25/11) được đánh giá là các tour đón khách thành công. Đây là cơ sở để ngành du lịch Việt Nam nới rộng hơn nữa về không gian để đón khách.

Ở các nước khác, từ tháng 7/2021, Thái Lan đã mở cửa đón khách đến hòn đảo du lịch nổi tiếng Phuket. Chương trình thử nghiệm này đã đón được 70.000 khách. Bắt đầu từ tháng 11/2021, họ mở cửa rộng cho hơn 45 quốc gia khác. Cứ tiêm đủ mũi vắc-xin và xét nghiệm âm tính thì đến Thái Lan đi thoải mái. Đến tháng 10/2021, nhiều nước mở cửa rồi như Indonesia, Singapore… Một số nước khác thận trọng hơn cũng điều chỉnh chính sách về du lịch. Từ 15/11/2021, Campuchia tuyên bố người dân trong nước và du khách đã tiêm đủ vắc-xin và xét nghiệm âm tính thì được đi bất cứ nơi đâu ở đất nước chùa tháp…

Bằng những cách thức khác nhau, có thể nói, nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á đã tranh thủ hết sức về mặt thời gian để đón khách, với một thị trường du lịch đưa lại doanh thu ước chừng 130 tỷ đô la mỗi năm.

Xét về mặt điều kiện, độ phủ vắc xin của Việt Nam chậm hơn một số nước nên có lẽ điều này kéo theo việc mở cửa du lịch chậm hơn, cũng làm cho những nhà hoạch định chính sách thận trọng hơn! Tuy nhiên, một điều cũng cần nhìn nhận, giả sử như chúng ta thí điểm đón khách quốc tế sớm hơn thì có lẽ sẽ tốt hơn. Bởi xét về mặt tổng thể, đối với các tour trọn gói như Việt Nam đang làm không bị ảnh hưởng nhiều đến độ phủ vắc xin. Khách quốc tế đến với chúng ta thì họ đã phủ vắc xin rồi (cũng như qui định của phía Việt Nam). Những địa chỉ đón khách khép kín như nêu trên thì độ phủ vắc xin cho nhân viên cũng không phải là quá khó, thậm chí cả một vùng trọng điểm du lịch rộng hơn về không gian.

Chậm hay nhanh cũng là chuyện đã qua. Vấn đề bây giờ là nhanh chóng rút ra những kinh nghiệm trong quá trình đón khách thí điểm để nhanh chóng mở rộng đón khách quốc tế cho nhiều điểm đến khác. Hiện tại, số ca nhiễm COVID-19 mới ở Việt Nam chưa hề giảm, như ngày 25/11, số liệu công bố cả nước có gần 12.500 ca nhiễm mới. Tình hình chưa hẳn là khả quan hơn trước đây nhưng chúng ta vẫn đón khách đấy thôi. Một ngành chiếm 9,2% GDP của Việt Nam cần những chính sách và cách thức điều hành vừa đúng, nhưng đồng thời cũng cần phải nhanh nữa.

Nguyên Lê 

                                                                                                                                                                  

        

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Return to top