ClockThứ Sáu, 25/08/2023 08:49

Ấm áp…

Tôi có cô bạn học thời phổ thông, nay định cư ở Mỹ. Vừa rồi, từ xứ cờ hoa, cô bạn nhắn tin sắp về để tổ chức lễ cưới cho con trai. Cứ ngỡ cháu nó về cưới cô dâu Việt Nam, rồi bảo lãnh đi như thường thấy ở nhiều đám cưới Việt kiều lâu nay, nhưng hóa ra không phải. Bạn cho biết, người bạn đời của con trai bạn cũng là Việt kiều đang định cư ở Mỹ. Tôi hơi ngạc nhiên, hỏi:

- Vậy sao không tổ chức ở bên ấy luôn, vừa tiện vừa đỡ tốn kém?

Hỏi thế vì tôi biết gia đình bạn mới về thăm chưa lâu, không thể có lý do về cưới bên này để phối hợp thăm quê được. Đúng như tôi dự đoán, bạn cho hay, về tổ chức cưới ở Việt Nam chính là ý của thằng con.

 

- Nó từ nhỏ sống với ông bà nội, nay nội đang còn, nó muốn đám cưới của nó phải được tổ chức ngay tại quê nhà để nội chứng kiến cho thỏa niềm mong ước của nội. Nghe con nói thế, vợ chồng mình quá xúc động, sao không trở về nhà mà tổ chức cho được.

Thú thật, tôi cũng hơi bị bất ngờ với câu chuyện bạn kể. Lớp trẻ bây giờ, biết nghĩ suy, biết hiếu nghĩa như thế không phải là dễ. Cho nên, sự ủng hộ, sự nâng niu của bạn tôi cho ý tưởng ấy là hoàn toàn chí lý; và ngay cả động thái này của vợ chồng bạn tôi cũng rất đáng được tán dương, trân trọng.

Ngày vui của con bạn rồi cũng đến. Nhóm bạn học cùng lớp hẹn nhau cùng đi cho vui, ai cũng chuẩn bị sẵn quà mừng như thông lệ. Nhưng lại một ngạc nhiên nữa, ngay từ tiền sảnh, vợ chồng bạn đã để tấm bảng thông báo xin được không nhận quà mừng. Tấm bảng trang nhã, nội dung ngắn gọn và rất khiêm cung tế nhị nên không làm ai cảm thấy phật lòng. Tất cả đều cùng vào tiệc, vui vẻ, thoải mái.

Khách mời dự lễ cưới không ít nhưng cũng không quá đông, chủ yếu là bà con đôi bên và bằng hữu thân thiết. Không khí buổi tiệc thật vui và chan hòa. Giao lưu trong tiệc cưới, chúng tôi còn bất ngờ được biết, vợ chồng bạn đã thuê xe để chở bà con nội ngoại từ quê lên dự, rồi đưa họ lại trở về nhà sau khi tan tiệc. Trò chuyện với chúng tôi, nhiều người gật gù: “Không phải là vì tiện lợi và đỡ ít tiền đò xe mà chúng tôi nói tốt, nhưng quả thật ứng xử như vợ chồng các cháu đây nó khiến bà con tôi cảm thấy thiệt ấm lòng…”

Sau đám cưới, gia đình bạn ở lại ít tuần với quê nhà. Nay thì cả nhà đã quay về xứ cờ hoa để trở lại với nhịp sống và công việc thường nhật. Nhớ mãi nét mặt hân hoan thỏa nguyện của bạn trong ngày nói lời tạm biệt, chúng tôi chúc bạn lên đường bình an, may mắn; chúc cho đôi vợ chồng trẻ thật hạnh phúc, thành công, và sẽ có những đứa trẻ thật ngoan, biết hiếu thuận, nhớ cội nguồn cũng như ông bà, bố mẹ chúng hôm nay vậy…

Huy Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm áp từ sự sẻ chia

Những “Mái ấm Công đoàn” khang trang được các cấp công đoàn trao tặng không chỉ giúp đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) ổn định nơi ở, mà còn tạo nền tảng vững chắc để họ “an cư lạc nghiệp”, yên tâm lao động, vững vàng hơn trong cuộc sống.

Ấm áp từ sự sẻ chia
Ấm áp tình thầy trò

Đến dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn bất kỳ ai cũng nhớ đến một thuở mình cắp sách tới trường, nhớ hình ảnh các thầy cô giáo năm xưa đã dạy dỗ, quan tâm, thậm chí đòn roi để trò nên người.

Ấm áp tình thầy trò
Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

Với phương châm “Tất cả vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong năm 2024, ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp và các tổ chức thành viên đã vận động được trên 85,5 tỷ đồng xây dựng mới, sửa chữa 2022 nhà Đại đoàn kết (ĐĐK), giúp người nghèo có nơi an cư, thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết
Cô gái xa nhà và chuyến xe ấm áp

Huế, thành phố của những con người trầm mặc nhưng trong sâu thẳm lại ẩn chứa một tấm lòng ấm áp. Mình đã cảm nhận được điều đó trong một chiều mưa tầm tã khi chạy vạy khắp nơi tìm việc mà vẫn chưa có kết quả. Mình mệt mỏi gọi một chiếc Grab để về nhà trọ. Chiếc xe máy dừng lại trước một ngôi nhà nhỏ, chú tài xế, một người đàn ông trung niên với nụ cười hiền lành, xuống mở cửa giúp mình.

Cô gái xa nhà và chuyến xe ấm áp
Ấm áp những ngôi “Nhà tình nghĩa”

Những ngày này, tại ngôi nhà của gia đình Trung úy Phạm Văn Nghĩa, cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội Công an huyện Nam Đông tấp nập người ra vào. Bà con, lối xóm, cấp ủy, chính quyền địa phương đến chung vui khi biết tin Công an tỉnh hỗ trợ 70 triệu đồng để sửa chữa, xây dựng lại ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng của gia đình anh.

Ấm áp những ngôi “Nhà tình nghĩa”
Return to top