ClockChủ Nhật, 10/02/2013 15:17

Ẩm thực truyền thống của người Pa Cô

TTH - Không cầu kỳ như những món ăn ở miền xuôi, các món ăn truyền thống của đồng bào miền núi như cơm Lam, cơm nếp Lam, thịt cá nấu ống… giản đơn và có nguồn gốc từ cuộc sống hoang dã.

Tuy nhiên, nó vẫn có những quy định riêng trong cách chế biến. Ống nứa được chọn để làm cơm Lam hay món nướng phải là ống có lóng dài, còn tươi non, để khi hơ lửa chỉ cháy ở phần ngoài. Cơm Lam (Đooi Yhoor), cơm nếp Lam (Đooi chot) là món ẩm thực phổ biến nhất của người Pa Cô. Bà con thường dùng nếp than để nấu món này. Đây là loại nếp hạt nhỏ, dẻo, mềm... Trước khi nấu, bà con lấy nếp bỏ vào ống nứa đã rửa sạch, đổ nước vào ngập miệng ống rồi ngâm một đêm cho hạt nếp mềm. Hôm sau, người ta đổ nước ra, lấy lá chuối bịt miệng ống và đặt trên bếp than. Khi mùi thơm của cơm nếp Lam tỏa ra, ống nứa mềm thì cơm vừa chín tới. Cách bóc cơm Lam cũng phải đúng kiểu, bóc làm sao cho còn dính lại lớp vỏ lụa trắng mỏng của cây nứa thì mới cảm nhận hết vị thơm ngon, dẻo ngọt của xôi nếp.

Chuẩn bị nguyên liệu làm cơm Lam và các món nướng ống

 

Trong mâm cỗ ngày Tết của người Pa Cô, ngoài những món cơm Lam, cơm nếp Lam ra thì không thể thiếu món thịt nấu trong ống (Pâr Hoor), cá nấu trong ống (Boai Yhoor).
 
Anh Hồ Văn Ngoan, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới bảo: “Món Pâr-ruk cũng là món ăn đặc sản của người Pa Cô”. Món này được chế biến từ thịt chuột rừng và củ sắn cùng với gia vị gồm tiêu rừng, ngò tây, củ kiệu..., người ta trộn đều và bỏ vào ống nứa đun chín. Sau đó lấy cây gai cho vào ống chọc đều cho đến khi thịt và sắn nhuyễn ra, quyện vào nhau tạo thành chất dẻo. Món Pâr-ruk thường dùng cùng với xôi nếp. Các món ăn truyền thống của người Pa Cô thường được bày biện trên lá chuối tươi sạch. Cái ngon của nó là giữ được nguyên vẹn hương vị tự nhiên của thực phẩm. Và hơn thế, nó không chỉ đơn thuần là món ăn mà còn chứa đựng cả nét văn hoá, nghệ thuật đã được đồng bào lưu giữ từ ngàn xưa.
Quốc Tuấn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc serenata sông Hương

Chiều chiều, tôi hay thơ thẩn ra sông. Qua hai ngã tư đến công viên Tứ Tượng đã thấy nắng đan qua những vài những nhịp Trường Tiền.

Khúc serenata sông Hương
“Bén rễ” trên vùng đất mới

Những người Lào sau nhập quốc tịch đã yên tâm “an cư lạc nghiệp” ở vùng cao A Lưới. Họ được quan tâm, chăm lo đời sống và hưởng các chính sách bình đẳng như người dân bản địa.

“Bén rễ” trên vùng đất mới
Họ không nghỉ lễ

Vì tiến độ các công trình, vì mưu sinh, nhiều lao động trong các ngành xây dựng, dịch vụ... chọn làm xuyên lễ để có thêm thu nhập.

Họ không nghỉ lễ
“Kỳ tích” Ma Nê

Tháng Tư về với người dân thôn Ma Nê - một địa danh được nhiều người biết đến ở xã Phong Chương (Phong Điền), hai bên tuyến đường là màu xanh ngát của những cánh ruộng lúa “thẳng cánh cò bay”, báo hiệu một mùa vụ nữa bội thu.

“Kỳ tích” Ma Nê

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top