ClockChủ Nhật, 21/09/2014 18:11

Bán sức ở chợ đêm

TTH - Huế về đêm tĩnh lặng. Thế nhưng, ngay trong lòng thành phố, một nhịp sống hối hả đang bắt đầu vào guồng. Những bước chân vội vã, những đôi tay tháo vác đang miệt mài quần thảo để mưu sinh. Họ là những nữ cửu vạn ở chợ đêm.

2 giờ sáng, chợ đầu mối Bãi Dâu, những chuyến xe ngược xuôi chất đầy các mặt hàng rau củ quả và tôm cá bắt đầu cập bãi. Những người phụ nữ, với chiếc xe kéo trong tay, đang bắt đầu công việc thường đêm của họ, nghề bốc vác thuê.

Chợ Bãi Dâu là chợ đầu mối cung cấp một lượng lớn các mặt hàng rau, củ, quả và thực phẩm cho toàn TP Huế và các vùng lân cận. Hàng chủ yếu được nhập từ các tỉnh Tây Nguyên ra để phân phối lại cho các chủ hàng. Các chuyến xe thường cập bãi vào buổi đêm để kịp cung cấp cho thị trường trong ngày. Công việc bốc dỡ hàng diễn ra một cách nhanh chóng, bởi lẽ càng nhanh thì thu nhập của những nữ cửu vạn này càng khá lên, cũng đồng nghĩa với việc, gánh nặng cơm áo cho ngày kế tiếp cũng vơi đi ít nhiều. Những chiếc xe kéo, trong tay của những người phụ nữ cứ thay nhau len lỏi trong các con đường dẫn vào chợ để đến với các chủ hàng. Tất cả đã tạo nên một không khí mua bán, trao đổi sầm uất. Lẫn khuất trong đó là những thân phận nhọc nhằn với cuộc mưu sinh lúc nửa đêm.
Phần lớn những người làm nghề bốc vác ở đây đều là phụ nữ, tất cả đều cùng một hoàn cảnh: nghèo khó, đông con, không nghề nghiệp - vốn liếng, phải kiếm sống bằng chính sức lao động của mình.
Từ 1h sáng, chị Nguyễn Thị Nhớ đã có mặt tại đây để bốc vác và vận chuyển tôm cá cho các chủ hàng. Vất vả là thế, nhưng chị cũng đã gắn bó với công việc này đã mười mấy năm nay. Mỗi chuyến xe kéo của chị chở khoảng 15 két tôm cá, mỗi két nặng khoảng 15 kg, cứ như vậy, trọng lượng mỗi chuyến trên 200kg. 1 két tôm cá, chị được trả 1.000đ tiền công vận chuyển. Hằng đêm, trung bình chị Nhớ kéo được từ 10 đến 15 chuyến. Công việc của chị kết thúc vào khoảng 8h sáng.
Đối với những người bốc vác mặt hàng rau củ quả, mỗi bao hàng như thế họ được trả 3.000đ tiền công, không kể to hay nhỏ, nặng hay nhẹ. Tại đây, mặt hàng này được nhập về với một lượng khá lớn mỗi đêm, những bao hàng to nặng, đường đi trong chợ lại hẹp và thường bị lầy. Sức lực họ bỏ ra cho một chuyến kéo vì thế cũng nhiều hơn. Tuy vậy, những người phụ nữ với thân hình nhỏ bé cứ thoăn thoắt với những chuyến xe chất đầy hàng thay nhau tỏa đi khắp chợ. Một sự lao động quá sức đối với phụ nữ, tuy nhiên hầu hết trong số họ đều hiểu rằng, nếu chậm lại, gánh nặng cuộc sống của gia đình càng lớn hơn.
Trong số những người làm công việc bốc vác ở đây, có người đã gắn bó với công việc này cả hàng chục năm, từ khi chợ đầu mối còn ở Đông Ba nay chuyển về đây. Tấm thân mảnh dẻ, đôi chân có vẻ đã yếu đi nhiều bởi những chuyến hàng.
Nửa đêm, trong những góc khuất sáng tối, những nữ cửu vạn vẫn miệt mài bốc dở những chuyến hàng để đổi lấy cái ăn, cái mặc cho gia đình. Những chuyến hàng quá tải, những bánh xe sa lầy hay những lần oằn mình gắng sức là hình ảnh sống động của cuộc sống đời thường nhưng rất thật của những “thân cò” cần mẫn.
Đắc Hát
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TUYÊN TRUYỀN BHXH TỰ NGUYỆN THEO NHÓM NHỎ:
Đưa chính sách đến với người lao động tự do

Để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình, nhiều đại lý thu và nhân viên BHXH tỉnh đã chuyển dần từ tuyên truyền thông qua các hội nghị với số lượng đông sang hình thức tuyên truyền theo nhóm nhỏ, mang lại hiệu quả và tăng số người tham gia.

Đưa chính sách đến với người lao động tự do
Hướng về đoàn viên, người lao động

Tháng 5 - Tháng Công nhân luôn là đợt cao điểm chăm lo cho công nhân lao động. Năm nay, với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết", ngay từ thời điểm cuối tháng 4, nhiều hoạt động chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần đã được các cấp công đoàn đồng loạt thực hiện.

Hướng về đoàn viên, người lao động
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, ngày 24/4, đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các trường hợp bị tai nạn lao động, thân nhân người tử nạn do tai nạn lao động và khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh.

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động
Return to top