ClockThứ Tư, 07/04/2021 13:26

Bảo vệ trẻ em lao động sớm

TTH - Không chỉ đơn giản là kiếm tiền phụ giúp bố mẹ trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, hệ lụy của trẻ em khi phải lao động sớm tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và nhiễm bệnh cao.

Trẻ em đối thoại với lãnh đạo tỉnh về Quyền trẻ emTrẻ em tham gia bảo vệ quyền trẻ emÂm ỉ tình trạng xâm hại trẻ em

Chiều muộn, tôi bắt gặp người mẹ trẻ dẫn cô con gái học lớp 6 đến quán bánh canh đầu ngõ xin cho con “suất” rửa bát vào ban đêm. Cô bé trông khá phổng phao, hoạt bát, trong lúc chờ mẹ nói chuyện với chủ quán, em nhanh nhẹn đến dọn chén bát ở các bàn mà khách vừa ăn xong. Bà mẹ phân trần, dịch COVID -19 khiến chị thất nghiệp, chồng lại đau ốm triền miên nên muốn con bé đi làm thêm để đỡ đần mẹ. Chừng ấy tuổi nhưng nó giỏi giang lắm, tui cũng cực chẳng đã mới cho con đi làm sớm…bà mẹ thở dài.

Khu tái định cư ở phường Hương Sơ (TP. Huế) là nơi có tỷ lệ trẻ em lao động sớm khá cao trên địa TP. Huế. Nhiều hộ gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nên trẻ em cũng trở thành lao động mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Thậm chí, có nhiều hộ gia đình sống nhờ vào những đồng tiền từ công sức lao động của các em. “Hằng ngày, buổi sáng em đến trường học, buổi chiều ở nhà phụ bố mẹ chút việc nhà, tối đến lại đi bán đậu phụng rang tại các quán nhậu đến 2, 3 giờ sáng mới về”, em N.T.A ở phường Hương Sơ chia sẻ. Gia đình em N.T.A có 5 anh chị em thì có 4 người bán đậu phụng rang.

Những trẻ em phải lao động sớm như N.T.A có thể phải gánh chịu nhiều hệ lụy nguy hiểm: tuổi thơ bị bào mòn, tâm lý và sự phát triển của trẻ em về thể xác, tinh thần lẫn cảm xúc, tâm lý, đạo đức... Theo khảo sát của Trung tâm Phát triển cộng đồng và công tác xã hội - Codes, trẻ lao động đường phố ở Huế thường bị bạo lực từ nhiều thành phần trong xã hội. Nhiều em bị bạo lực về thể chất lẫn tinh thần. Trên 60% trẻ em bị khách hàng, thanh niên lêu lổng và cả chủ quán nơi các em đến bán đánh đập. Tuổi thơ và sự phát triển về nhân cách của các em bị ảnh hưởng bởi những tháng ngày kiếm tiền mưu sinh từ quá sớm.

Theo ông Trương Minh Đến, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển cộng đồng và công tác xã hội – Codes, thực trạng lao động sớm ở trẻ em ngày một gia tăng, đặc biệt là trong mùa dịch COVID-19.

Cũng theo ông Đến, để hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em lao động đường phố, dự án “Một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em và thanh niên có hoàn cảnh khó khăn tại Thừa Thiên Huế” được Codes thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Plan International và quỹ TUI Care. Với tổng ngân sách 7,5 tỷ đồng được thực hiện từ 2017 đến 2020, dự án tập trung hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đi học, phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, gia đình các em được cải thiện sinh kế. Hàng năm, Codes hỗ trợ các em trong đối tượng của dự án các phương tiện, dụng cụ học tập, giúp các em học tốt hơn và không bỏ học giữa chừng. Codes đã hỗ trợ 167 trẻ em đường phố nhận học phí, bảo hiểm…

Trong tháng 3 vừa qua, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh đã tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói”. Tại đây, chủ đề về trẻ em lao động sớm nhận được rất nhiều sự quan tâm của lãnh đạo các sở, ban, ngành. Theo bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và  Xã hội, trẻ em lao động sớm là một trong những đối tượng dễ bị bạo hành và xâm hại nhất. Để ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ bị xâm hại, các em có thể gọi vào đường dây tư vấn bảo vệ trẻ em miễn phí 18001567 để được tư vấn bởi các chuyên gia từ Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cũng như nhận được những hỗ trợ, những chính sách trợ giúp cho các em khám, chữa bệnh nếu bị xâm hại.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định, để bảo vệ trẻ em lao động sớm cần tạo dư luận xã hội phê phán những hành vi thiếu trách nhiệm đối với trẻ em, tích cực giải quyết những vấn đề xã hội tiêu cực đối với trẻ em. Cùng với đó, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, lồng ghép chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo gắn với công tác chăm sóc trẻ em.

ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần 65 tỷ USD/năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu

Phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 ở Baku (Azerbaijan), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) kêu gọi đầu tư khẩn cấp vào du lịch biển và ven biển để bảo vệ ngành này khỏi những rủi ro khí hậu đang gia tăng.

Cần 65 tỷ USD năm để bảo vệ du lịch biển và ven biển khỏi khủng hoảng khí hậu
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top