ClockThứ Tư, 30/12/2020 07:00
GIẢM NGHÈO VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ:

Cần những cách làm hay

TTH - Giảm nghèo bền vững luôn là một mục tiêu lớn, xuyên suốt được các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm, bảo đảm các nguồn lực thực hiện. Trong đó, giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số luôn đặc biệt được dành nhiều ưu tiên, song kết quả vẫn chưa cao.

Không để gia đình nào thiếu, đói trong dịp Tết Nguyên Đán 2020Đẩy mạnh giáo dục nghề và giải quyết việc làmBộ LĐTBXH đề xuất nâng giờ làm thêm 400 giờ/năm

Đào tạo nghề may công nghiệp cho lao động A Lưới. Ảnh: MINH HIỀN

Giảm nghèo chưa đồng đều

Số liệu tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, toàn tỉnh có 13.225 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 5.137 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 38,84% và 771 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,83%.

Qua gần 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo, đến đầu năm 2020, toàn tỉnh có 14.280 hộ dân tộc thiểu số, trong đó có 2.826 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19,79% và 2.342 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 16,4%.

Bình quân, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhiều xã vẫn còn rất cao, có địa phương trên 35%. Đơn cử như một số xã của huyện A Lưới: Đông Sơn có tỷ lệ hộ nghèo 36,69%, Hồng Vân 37,21%, Hồng Trung 37,88%...

Theo đánh giá của Sở LĐTB&XH, từ trước đến nay, tỉnh đã "ưu tiên" đầu tư nhiều nguồn lực vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, chưa bền vững, một bộ phận khá lớn đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nghèo. Một bộ phận khác tuy đã thoát nghèo, nhưng chỉ chuyển sang hộ cận nghèo hoặc tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao và hầu hết bà con dân tộc thiểu số vẫn nặng tâm lý trông chờ ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước.

Ông Đặng Hữu Phúc, TUV, Giám đốc Sở LĐTB&XH thăm, tặng quà hộ nghèo ở huyện A Lưới

Sau gần 5 năm (từ 2016 - 2020) thực hiện chương trình giảm nghèo và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, tổng số hộ nghèo và cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ giảm số tuyệt đối là 740 hộ. Trong khi, tổng số hộ nghèo, cận nghèo giảm tuyệt đối trên địa bàn toàn tỉnh qua gần 5 năm là 10.788 hộ. Giai đoạn này, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 8,36% xuống còn 4,17% vào cuối năm 2019 và dự kiến giảm còn dưới 4% vào cuối năm 2020.

Thành quả này được ghi nhận khi vừa qua, Thừa Thiên Huế được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo và phong trào thi đua "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau".

Thay đổi cách nghĩ và cách làm

Ông Phan Xuân Sang, Phó Chánh Văn phòng Giảm nghèo tỉnh cho hay, quá trình theo dõi, giám sát thực tế ở các địa phương từ miền núi đến đồng bằng, kể cả khu vực thành thị trên địa bàn tỉnh cho thấy, hầu như báo cáo đánh giá của các địa phương cấp xã, huyện đều có một trong những nguyên nhân, hạn chế là một bộ phận người nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo.

Theo số liệu điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2019, toàn tỉnh có 12.901 hộ nghèo, trong đó có 4.093 hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, đây là những hộ nghèo có người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già neo đơn... thiếu sức lao động nên khó thoát nghèo, chiếm 40,48% so với tổng số hộ nghèo. Nhưng cũng có đến 59,52% là hộ nghèo có thành viên trong gia đình còn nằm trong độ tuổi lao động, nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo. Theo ông Sang, cần "sự thay đổi mạnh mẽ từ suy nghĩ và cách làm", mà trước hết, phải có sự thay đổi từ suy nghĩ, tư tưởng muốn nghèo để thụ hưởng chính sách.

Hướng dẫn cách làm ăn, chi tiêu và đầu tư hỗ trợ đúng mục đích, trọng tâm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững

Việc trước tiên, thay vì theo hình thức tuyên truyền chung chung như trước đây, cán bộ làm công tác tuyên truyền, vận động cần tổ chức cho các hộ dân tộc thiểu số đến tận nơi những hộ đồng bào dân tộc thiểu số biết cách làm ăn, chi tiêu tiết kiệm trong sinh hoạt, không lãng phí trong ma chay, cưới hỏi, nên có cuộc sống sung túc, ổn định để tận mắt tham quan, học hỏi kinh nghiệm theo phương châm "nhìn tận mắt, nghe tận tai". Mặt khác, trong tuyên truyền, vận động phải tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, bà con sẽ từng bước thay đổi nhận thức, xóa bỏ dần những tập tục lạc hậu, tiếp thu những cái tốt, khoa học, tiến bộ từ chính cộng đồng của mình.

Trong đầu tư phát triển sản xuất, thay vì đầu tư dàn trải, cào bằng như trước đây, cần khảo sát tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương, từng hộ đồng bào thuộc diện nghèo, xem bà con cần gì để có hướng đầu tư phù hợp theo phương thức cái gì cần thiết cho phát triển sản xuất, cuộc sống thì ưu tiên đầu tư trước, chưa cần thiết chưa đầu tư, không cần thiết kiên quyết không đầu tư.

Những hộ có kinh nghiệm sản xuất, có quyết tâm thoát nghèo, địa phương nên đầu tư trở thành mô hình sản xuất, chăn nuôi điểm, để tổ chức cho các hộ khác tham quan học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả.

Đối với thanh niên, người trong độ tuổi lao động cần được tuyên truyền, tư vấn học nghề không chỉ theo nhu cầu xã hội mà phải phù hợp với khả năng, điều kiện của người lao động, dễ có được công việc cho thu nhập ổn định.

Bài, ảnh: XUÂN NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế
Return to top