ClockThứ Ba, 13/04/2021 09:10

Dâu ngọt

Gắn kết tình thânBông hồng đỏNhững đứa trẻ

Bệnh nhân Khoa Nội tổng hợp - Lão khoa phần lớn là người lớn tuổi, nhiều bệnh nhân trên 80 tuổi. Đang phòng chống dịch COVID-19, bệnh viện quy định mỗi bệnh nhân chỉ được có 1 người nhà chăm sóc. Nhưng nam bệnh nhân từ huyện Nam Đông về, tầm hơn 75 tuổi tình trạng bệnh rất nặng, “dây dợ” cắm đầy người, nằm mê man (nhân viên y tế hướng dẫn người nhà thỉnh thoảng phải lay gọi để người bệnh “tỉnh giấc”), vệ sinh cá nhân tại chỗ, ăn uống phải bón từng thìa rất khó khăn, nên được “đặc cách”, có 2 người nhà luôn bên cạnh. Đó là đôi vợ chồng trẻ, gọi bệnh nhân bằng bố.

Phòng bệnh chật nên chồng cô gái ngồi ngoài hành lang, giúp vợ mỗi lúc cần đỡ bố trở nghiêng người hoặc ngồi dậy; chạy lui chạy tới những việc cần thiết. Riêng cô gái luôn túc trực, để ý từng ly từng tí mỗi cử động, bón cháo, bón nước, xoa bóp tay chân, thay bỉm tã cho bố. Chăm sóc người bệnh nặng vất vả là thế, nhưng chưa lúc nào than thở, trái lại, cô gái đó thường xuyên nở nụ cười, mỗi khi người bố “tỉnh giấc”. Là người dân tộc Pa Cô, người bố từ lâu không “ra ngoài” nên không quen giao tiếp bằng tiếng Kinh. Cô gái dỗ dành bố bằng tiếng mẹ đẻ. Không hiểu cô nói gì, nhưng tất cả những người trong phòng bệnh đều thấy giọng nói, mỗi cử chỉ cô chăm sóc bố là bằng tất cả nỗi lo lắng, yêu thương. Có lẽ bên cạnh sự chăm sóc y tế, thuốc men tận tình của bệnh viện, yêu thương đó cũng là “liều thuốc” quý, nên sau hơn một tuần ở bệnh viện, bệnh nhân tỉnh táo hẳn, ăn uống dễ dàng hơn, sức khỏe tốt hơn nhiều.

Ai cũng nghĩ, chắc cô gái là con ruột của người bệnh. Chỉ có tình yêu thương sâu sắc, sự hiếu kính rất lớn đối với bậc sinh thành, mới có thể nhẫn nại và hết lòng từ ngày này qua ngày khác, trong không khí rất “mệt mỏi” nơi bệnh viện. Điều mọi người nghĩ hoàn toàn có lý, bởi thực tế trong phòng bệnh, phần lớn những bệnh nhân khác cũng được con gái “trực chiến” chăm sóc. Một bác bệnh nhân “kết luận”: “Những lúc ốm đau bệnh tật như này, thì chỉ có con gái mới hết lòng với cha mẹ thôi. Trông mong gì con dâu. Chua lắm!”. Trong lúc ai nấy gật gù đồng tình với câu “cảm thán” đó, thì cô gái nở nụ cười: “Cháu là con dâu của bố cháu ạ”. Ai nấy “tròn mắt”. Trong ánh mắt của mọi người là sự ngạc nhiên pha rất nhiều nể phục. Tình cảm và sự chăm sóc bằng cả tấm lòng của cô gái ấy “nói lên” rằng, trong cuộc đời này có những cô dâu rất… ngọt, bởi họ biết thảo hiền đối với cha mẹ chồng. Cho đi yêu thương sẽ nhận lại được yêu thương, trân trọng, những “chất liệu” xây dựng hôn nhân, gia đình và cuộc sống hạnh phúc. Điều đáng quý đó sẽ được tiếp nối, lan tỏa trong cộng đồng, xã hội, khi họ là tấm gương đẹp cho con cháu và những người xung quanh.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chùa trên núi

Ngôi chùa nằm cheo leo trên một ngọn núi. Đường lên chùa ngoằn ngoèo, khúc khuỷu bám theo sườn núi nên chẳng mấy người lên chùa, thành ra chùa vắng vẻ quanh năm. Nếu như không có người dẫn lối hoặc nhắc tới thì hẳn chẳng ai biết trên núi này còn có một ngôi chùa. Vào những buổi sương mù, ngọn núi chìm trong một vùng mịt mờ trắng đục. Nhìn từ xa, ngọn núi mờ ảo, chỉ khi nắng lên, sương tan, đỉnh núi mới hiện rõ và xung quanh vẫn còn phủ vài đám mây trắng, khiến cảnh vật đẹp một cách lạ kỳ. Vậy nhưng, ngôi chùa vẫn khuất trong dáng núi, nằm khiêm nhường dưới những tán cây cổ thụ um tùm, chỉ tiếng chuông chùa là vang vọng lan xa, rồi tan dần vào gió, vào mây, vào nắng, vào tháng năm.

Chùa trên núi
Về miền an tĩnh

Sáng sớm đầu hè, dạo xe qua cung đường gần chùa Từ Đàm, tôi bỗng ngẩn ngơ dưới triền hoa sứ trắng. Cùng những giọt hồng tía của tia sáng đầu ngày, những cánh hoa vươn lên, và hương thơm như được ủ thêm men say của sương đêm tối qua mà sáng nay càng nồng nàn, ngan ngát.

Về miền an tĩnh
Hiên nhà có mẹ

Phú trở về nhà khi bóng chiều đã ngả vàng. Đèn đường bật sớm. Ở đầu hẻm, nồi bún riêu của bà cụ cũng cạn đáy, chắc chỉ còn đủ tô cuối dành cho Phú.

Hiên nhà có mẹ
Niềm vui đời thường

Nhà có ba anh em thì anh trai cả và tôi đều sinh sống và làm việc ở tỉnh xa. May mà có vợ chồng cô em út làm nhà ngay trong vườn, sát cạnh nhà cha mẹ đã già yếu, đỡ đần sớm hôm lúc các cụ trái gió trở trời. Để phần nào “bù đắp” về việc mình không thể thường xuyên chăm sóc được cha mẹ, thời gian qua, lần nào về quê tôi thường đến siêu thị gần nhà, tranh thủ mua những loại thức ăn tốt cho sức khỏe của người già, cất vào tủ lạnh để cha mẹ dùng dần. Đồng thời, xin số điện thoại của nhân viên siêu thị, kết bạn zalo. Siêu thị có dịch vụ ship hàng tận nhà cho khách. Các bạn nhân viên cũng nhiệt tình tư vấn (gửi kèm hình ảnh qua zalo) nên dù ở xa, tôi vẫn có thể dễ dàng chọn lựa những loại trái cây tươi ngon cho cha mẹ.

Niềm vui đời thường
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Return to top