ClockThứ Bảy, 18/03/2017 14:41

Đi du lịch cần biết quy tắc ứng xử

Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch do Bộ VH-TT&DL ban hành áp dụng cho người VN đi du lịch trong và ngoài nước, du khách nước ngoài, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dân cư tại điểm du lịch...
Trước đây Đà Nẵng đã ban hành bộ quy tắc ứng xử cho khách nước ngoài. Trong ảnh: phát bộ quy tắc ứng xử bằng tiếng Trung Quốc (ảnh dưới) cho du khách tại sân bay Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC

​Tổng cục Du lịch ngày 17/3 thông báo Bộ VH-TT&DL đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch.

Nhiều quy tắc đề nghị người dân khi đi du lịch cần tuân thủ như: xếp hàng, không khạc nhổ bừa bãi…

Bộ quy tắc gồm 2 chương với 12 điều, áp dụng cho khách du lịch là người VN đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi du lịch VN và cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch...

Xếp hàng, 
lấy đồ ăn vừa đủ…

Với du khách, bộ quy tắc đưa ra 20 hành vi nên làm như xếp hàng, tôn trọng thành viên trong đoàn, trang phục lịch sự, tôn trọng sự khác biệt văn hóa, tín ngưỡng, lấy thức ăn, đồ uống vừa đủ dùng, kiểm soát việc sử dụng rượu, bia;

Không chen lấn xô đẩy, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, không vẽ lên tường, tượng, bia đá; không hút thuốc lá ở những nơi không được phép; không hái hoa, bẻ cành, trêu chọc vật nuôi...

Với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, bộ quy tắc đưa ra 15 hành vi nên làm như: niêm yết công khai và bán đúng giá dịch vụ, tư vấn trung thực về sản phẩm, cung cấp hàng hóa đúng chất lượng cho du khách, có trách nhiệm với môi trường, không nâng giá - ép giá...

Các doanh nghiệp lữ hành được khuyến khích tuân thủ pháp luật, hỗ trợ khách hàng khi có rủi ro, không tổ chức dẫn khách đến nơi không đảm bảo an toàn, sử dụng hướng dẫn viên được cấp thẻ...

Các hướng dẫn viên du lịch được khuyến khích đề cao đạo đức nghề nghiệp, phục vụ đúng theo chương trình của công ty lữ hành, không được bỏ rơi du khách...

Nhiều khẩu hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch được đưa ra như: Nâng cao hình ảnh du khách Việt; Du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm;

Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch; Xếp hàng là văn minh; Nói không với dịch vụ kém chất lượng...

Chỉ định hướng...

Trả lời Tuổi Trẻ ngày 17/3, ông Nguyễn Văn Tuấn - tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - cho biết bộ quy tắc ứng xử vừa ban hành là thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cũng được nêu ra trong nghị quyết của Bộ Chính trị, nhằm đưa du lịch VN trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tổng cục Du lịch đã chuẩn bị xây dựng bộ quy tắc ứng xử này nửa năm nay...

“Bộ quy tắc ứng xử đưa ra những thông điệp để truyền thông, giáo dục, mang tính chất định hướng cho các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động du lịch, chứ nó không thay thế quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Mọi người đừng nên hiểu sai đây là những quy định mang tính chất bắt buộc” - ông Tuấn giải thích.

Ông Tuấn cũng cho biết trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ tổ chức hội nghị đề nghị tất cả tỉnh, TP và các doanh nghiệp lữ hành cùng chung tay tuyên truyền thực hiện bộ quy tắc ứng xử.

Các cuốn sổ tay bỏ túi in bộ quy tắc cũng được phát đến người dân và du khách. “Chúng tôi rất mong muốn xã hội chung tay để làm cùng chúng tôi” - ông Tuấn bày tỏ.

Khách du lịch VN tham quan và được ăn trái cây miễn phí tại vườn trái cây Suphattra Land ở tỉnh Rayong, Thái Lan - Ảnh: N.C.T.

“Chưa thấy đã”

Ông Trần Thế Dũng, phó giám đốc Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ, đánh giá quy chế vừa được ban hành còn mang nặng tính hình thức trong khi thực tế cần có biện pháp mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong môi trường du lịch đang rất ngổn ngang như hiện nay.

Ông Trương Đức Hải, giám đốc Công ty du lịch Hòn Ngọc Viễn Đông, cho biết cách đây vài năm, Tổng cục Du lịch đã có văn bản hướng dẫn cách ứng xử cho du khách VN đi ra nước ngoài gửi các công ty lữ hành.

Dù văn bản lần này đã đa dạng hơn, nhưng ông Hải vẫn “chưa thấy đã” vì có vẻ hành chính hơn là có thể thay đổi được thực tế.

Ông Hải nêu thực tế nhiều du khách VN xả rác bừa bãi, ồn ào, khạc nhổ... đến nỗi du khách nước ngoài đến Hội An còn tham gia... tour nhặt rác trên sông.

Cho rằng ý thức văn minh không thể chỉ điều chỉnh bằng một vài văn bản, từ bộ quy tắc, ông Hải đề nghị phải có chế tài thật nặng từ chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN, cho rằng việc ban hành bộ quy tắc ứng xử là một tín hiệu tích cực, đặc biệt với tình hình du lịch hiện nay.

Tuy nhiên, theo ông Thọ, cần xem xét đến môi trường du lịch bởi ở những vùng núi tại Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, người dân rất nhã nhặn, văn minh với du khách, môi trường xung quanh sạch sẽ. Khách VN đến quốc gia an ninh, sạch sẽ... thường không có hành vi thiếu văn hóa.

Nhưng về VN, đến chỗ đầy rác, người dân đi ngược chiều, ồn ào, chen lấn... họ lại buông thả.

Vì vậy, ông Thọ cho rằng từng cơ quan liên quan cần quyết liệt để thay đổi môi trường du lịch, văn hóa vốn đang theo chiều hướng xấu.

Ông Hoàng Hữu Lộc (chủ tịch hội đồng thành viên 
Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist):

Cần có chế tài để tạo kỷ cương

Việc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch công bố bằng văn bản một bộ quy tắc điều chỉnh hành vi trong du lịch là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, bố cục có phần lặp lại và dài dòng khiến nhớ 
cũng khó.

Phạm vi ảnh hưởng của văn bản này rộng, không chỉ với người VN đi du lịch nước ngoài mà còn cả với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch... Nên cần quan tâm phổ biến văn bản này để tạo hiệu ứng của xã hội.

Bộ quy tắc để nhắc nhở du khách điều cần làm, nhưng hành xử thực tế của khách có đúng không lại phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Tôi kỳ vọng sau văn bản này sẽ là các văn bản có các biện pháp chế tài để tạo kỷ cương, tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt du khách...

Nhiều nước 
ban hành quy tắc ứng xử

Nhiều du khách Trung Quốc có hành vi thiếu chuẩn mực khiến ngành du lịch Trung Quốc bị ấn tượng xấu. Trước thực tế này, từ năm 2013 Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã phát hành quyển sổ tay dày tới 64 trang, quy định quy tắc ứng xử cho người dân khi đi du lịch ở nước ngoài.

“Đừng khạc nhổ, vứt rác, kẹo cao su; đi vệ sinh bừa bãi. Đừng ho, hắt hơi hay ngoáy mũi, xỉa răng trước mặt người khác” là một quy tắc ứng xử được ghi trong sổ tay của Trung Quốc.

Nhiều quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ... cũng có những quy định và kêu gọi du khách nước ngoài khi đến tham quan nên tuân thủ các giá trị của địa phương.

Nhiều đại sứ quán Thái Lan ở nước ngoài còn ban hành bộ quy tắc ứng xử riêng cho người Thái khi đến các quốc gia 
cụ thể.

 

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của thành phố Huế

Ngay sau khi tiếp nhận Chỉ dụ số 78, ngày 24/5/1945 của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lân, tức nhà văn Từ Ngọc, tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm, hiện Giáo sư Trường Trung học Khải Định, lãnh chức Đốc lý thành phố Thuận Hóa và ông Bửu Điệp, Y khoa Bác sĩ, sung chức Phó Đốc lý (Theo Việt Nam Tân Báo, số 54, ra ngày 29/5/1945). Chức Đốc lý tương tự như chức Chủ tịch UBND thành phố ngày nay.

Bản quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của thành phố Huế
Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp sông Hương

Lần đầu tiên “Tri ân dòng Hương” với nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức ở nhiều điểm đoạn qua trung tâm thành phố. Ngoài hình thành một lễ hội văn hóa, đây cũng là dịp tôn vinh các giá trị của dòng sông cùng hình ảnh con người Huế thân thiện, mến khách, yêu thiên nhiên… ​

Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp sông Hương

TIN MỚI

Return to top