ClockThứ Hai, 01/04/2024 06:56

Doanh nghiệp với vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

TTH - Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đã, đang là thách thức không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn là vấn đề của mỗi địa phương.

Thi đua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng caoPhát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lựcHình thành trường đào tạo nghề chất lượng cao

 Học sinh Trường THPT Thừa Lưu (Phú Lộc) tham quan học tập tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế

Vai trò của doanh nghiệp (DN) trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là hết sức quan trọng và mang tính quyết định. DN không chỉ là đơn vị phản biện có tính chất cộng đồng mà còn là đối tác chiến lược, là “bà đỡ” trong thị trường lao động (LĐ).

Khoảng cách lớn

Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2239 về chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu phát triển nhanh GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường LĐ và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho đất nước trong từng giai đoạn. Tỉnh ủy cũng đã ban hành Nghị quyết số 17 ngày 13/5/2022 về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến 2030 với nhiều nội dung: Khuyến khích hợp tác trong đào tạo, chuyển giao công nghệ và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giữa DN và các cơ sở đào tạo (CSĐT); Thúc đẩy DN xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh, từ đó liên kết và phối hợp với các CSĐT để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu LĐ của DN…

Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), đến cuối năm 2023, lực lượng LĐ của tỉnh đạt 839.011 người; trong đó, trên 615.400 người (chiếm hơn 73%) trong độ tuổi LĐ; số người có việc làm là hơn 610 ngàn người. Năm 2023, số LĐ được tư vấn, giới thiệu việc làm là 26.772 lượt người; số LĐ tìm được việc làm là hơn 1.100 lượt người. Riêng lĩnh vực GDNN, có 14.150 người tốt nghiệp tại các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh, dự ước năm 2024, con số này là 15.000 người.

Có thể thấy, nhu cầu việc làm của lực lượng LĐ và nhu cầu tuyển dụng của DN là hiện hữu, tuy nhiên, vẫn còn những rào cản nhất định. Thực tế, vẫn tồn tại một số ngành học tại các trường ĐH, CĐ, cơ sở GDNN chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, DN. Học viên, sinh viên sau tốt nghiệp khó tìm việc làm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, trong khi DN phải mất nhiều thời gian, chi phí để đào tạo lại thì mới sử dụng được nhân sự.

Hiện nay, sự hợp tác giữa DN và cơ sở GDNN vẫn tồn tại nhiều hạn chế. DN chưa tham gia tích cực và chặt chẽ vào quá trình xây dựng, triển khai, đánh giá các chương trình đào tạo của cơ sở GDNN. Điều này dẫn đến chương trình đào tạo không theo kịp sự phát triển KT-XH cũng như các thách thức hiện đại như tự động hóa và chuyển đổi số.

Sự thiếu hụt này đang tạo ra khoảng cách khá lớn giữa nhu cầu thực tế của DN và những kỹ năng mà người LĐ được đào tạo. Vì vậy, phát triển GDNN và nguồn nhân lực chất lượng cao đang là mối quan tâm hàng đầu của Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, nhận thức về sự quan trọng của việc "hòa mình" với DN đã trở nên cấp thiết trong các CSĐT. Điều này thúc đẩy các CSĐT GDNN cần triển khai hoạt động hợp tác với DN nhiều hơn, mật thiết hơn nhằm tạo ra môi trường giáo dục tích cực và thực tế, nơi HS-SV có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhu cầu và đòi hỏi của thị trường LĐ hiện nay.

Cần doanh nghiệp “vào cuộc”

Cùng với ngành LĐ-TB&XH, thông qua sự kết nối của các hội nghề nghiệp, DN tham gia trực tiếp trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực tỉnh – đây là một trong những nội dung trong Chương trình công tác năm 2024 đối với tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản phẩm “đầu ra” của các cơ sở GDNN là chất lượng của HS-SV. Đây cũng chính là “đầu vào” chất lượng của các DN. Và muốn “đầu ra – đầu vào” này thực sự có chất lượng, chính mỗi DN cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc đồng hành và thực hiện các hoạt động phối hợp để triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo tại các cơ sở GDNN.

Cụ thể, DN có thể hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất, thúc đẩy mô hình đào tạo phối hợp/liên kết giữa nhà trường và DN; giúp các cơ sở GDNN có điều kiện hoàn thiện chương trình đào tạo, đa dạng hóa nội dung, mở rộng đội ngũ giảng dạy từ các chuyên gia đến từ DN.

Từ kinh nghiệm hoạt động thực tế và nhu cầu của chính đơn vị, DN cũng có thể cung cấp/xây dựng thông tin thị trường LĐ và dự báo kỹ năng nghề hàng năm để các cơ sở GDNN có sự định hướng trong triển khai, đẩy mạnh các ngành nghề phù hợp hay mở thêm mã ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của địa phương hoặc theo nhu cầu đặt hàng của DN.

DN cũng có thể tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp tương ứng với các yêu cầu về kỹ năng nghề. Đây là nội dung khá quan trọng và cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa với những cơ hội việc làm không biên giới. Ngoài ra, DN còn có thể tham gia phản biện, tư vấn về chương trình đào tạo, cung cấp thông tin đầu ra và cập nhật công nghệ trong đào tạo tại DN. Tham gia đánh giá và chứng nhận các chứng chỉ nghề nghiệp hành nghề để đảm bảo người học sau khi được đào tạo tại các cơ sở GDNN là có thể làm việc được ngay và không mất thời gian đào tạo lại, đáp ứng nhu cầu của DN.

Cùng với việc thành lập Hội đồng GDNN tỉnh (vừa ra mắt ngày 15/3), đây là cơ hội để DN với các mảng lĩnh vực đặc thù tham gia hiến kiến cho tỉnh những câu chuyện thực tiễn hay yêu cầu nghề nghiệp thực tế và những cơ hội nghề nghiệp “thực chiến”. Qua đó, chính quyền và các cơ sở GDNN có định hướng sát thực tế để chỉ đạo phát triển các ngành/nghề/lĩnh vực đào tạo với số lượng tương ứng, đáp ứng nhu cầu cho DN qua từng giai đoạn và từng năm, đồng thời đáp ứng lời giải cho vấn đề cung – cầu về thị trường LĐ.

Bài, ảnh: Nguyễn Hữu Phước

(Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top