ClockThứ Tư, 08/06/2022 09:29

Doanh nghiệp xã hội: Cơ hội vàng cho giới trẻ

TTH - “Những ai theo đuổi mô hình doanh nghiệp xã hội đều xác định, đó là "nghiệp" chứ không chỉ là "nghề", bởi cái "máu" làm công tác xã hội phải được hun đúc từ nhỏ thì mới "chiến" được với lý tưởng này chứ không chỉ ngày một ngày hai làm theo "đam mê" rồi dễ dàng từ bỏ”. Anh Phan Quốc Vinh – CEO Công ty xã hội "Ơ kìa nước Mỹ" trải lòng về hướng đi mới mà mình theo đuổi.

Yêu Huế & lan tỏa những hình ảnh đẹpSáng tác và kể chuyện theo phương pháp tiếp cận giớiÂu phục cổ điển thu hút người trẻ

Các hoạt động hướng trẻ nhỏ đến cộng đồng và bảo vệ môi trường được doanh nghiệp xã hội “Ơ kìa nước Mỹ” tổ chức tại Huế 

Doanh nghiệp xã hội - Họ là ai?

Theo nhiều nguồn tài liệu, "Doanh nghiệp xã hội" (social enterprise) được hiểu là một tổ chức có các hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu mang tính xã hội, lợi nhuận thu được sử dụng để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Ở Việt Nam, doanh nghiệp xã hội lần đầu tiên được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Theo quy định thì doanh nghiệp phải giữ lại 51% tổng tiền lãi sau thuế hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký. Mục tiêu này phải có mục trình bày khá chi tiết trong cam kết về các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp muốn giải quyết kèm với phương thức, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy là Luật Doanh nghiệp đã quan tâm mô hình doanh nghiệp này từ cách đây 8 năm, nhưng hiện nay xem ra vẫn còn mới lạ.

Tại Việt Nam, từ giữa những năm 1990, một số doanh nghiệp xã hội thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô nhỏ.

Từ năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp xã hội phát triển trong sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo một cộng đồng, nhận được sự hỗ trợ, vốn đầu tư và sự định hướng từ nhiều tổ chức như Hội đồng Anh, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP), Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP)...

Lĩnh vực có nhiều dự án, doanh nghiệp xã hội hoạt động nhất tại Việt Nam là nông nghiệp (35%), tiếp đến là ngành dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn (9%), giáo dục (9%) và môi trường (7%).

Dù có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp xã hội nhưng tựu trung, doanh nghiệp xã hội có các đặc điểm chính, là đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội rõ nét ngay từ khi thành lập; sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng là phương tiện để đạt mục tiêu xã hội; sử dụng phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để đầu tư trở lại cho tổ chức, cộng đồng và cho mục tiêu xã hội.

Thuận lợi và khó khăn đan xen

Hiện, Việt Nam có đến 50% các doanh nghiệp xã hội có nguy cơ bị phá sản vì đại dịch COVID-19. Doanh nghiệp sẽ xoay xở ra sao trong điều kiện nhiều khó khăn của thời kỳ hậu đại dịch luôn là câu hỏi của các nhà lãnh đạo. Tuy vậy, vẫn có một tín hiệu đáng mừng tại Việt Nam, đó là ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm thấy ý tưởng khởi nghiệp với mô hình này.

Sẽ có nhiều điều “được” khi theo đuổi mô hình kinh doanh này, như các vấn đề về môi trường, giáo dục, sức khỏe tinh thần... đang là “hot trend” thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng nên các doanh nghiệp xã hội ra đời sẽ được sự ủng hộ của mọi người.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều “chướng ngại vật”. Đó là việc doanh nghiệp dễ bị lừa, bị lợi dụng từ việc được đầu tư với mục đích không trong sáng hay từ các tổ chức chính trị nước ngoài. Cơ chế pháp luật hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này còn lỏng lẻo, đồng thời sự khó khăn khi huy động vốn từ các nhà đầu tư, bởi không mang đến lợi nhuận rõ ràng như các loại hình kinh doanh khác.

Tại Huế, “Ơ kìa nước Mỹ” là một trong những doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực du lịch trải nghiệm giáo dục dành cho trẻ em đang hướng đến tổ chức các chương trình du lịch mang tính cộng đồng cao. Công ty cũng đã tổ chức các chương trình gây quỹ từ thiện do các em thiếu nhi làm chủ thể vừa làm quen với môi trường startup, teamwork từ nhỏ vừa biết sống có trách nhiệm với xã hội nhiều hơn.

“Mỗi mô hình kinh doanh chắc chắn sẽ có ưu, nhược điểm riêng cũng như việc quyết định theo đuổi mô hình kinh doanh nào phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Còn với mình, khi việc "phụng sự xã hội" là kim chỉ nam của cuộc đời thì việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp xã hội này như là một điều tất yếu” – anh Phan Quốc Vinh, Giám đốc doanh nghiệp xã hội “Ơ kìa nước Mỹ” chia sẻ.

Bài, ảnh: Hà Linh 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top