ClockThứ Ba, 19/02/2019 08:55

Đòi hỏi quá mức

TTH - Mấy bà bạn gặp nhau, hết chuyện làm đẹp, rồi sang chuyện con cái, bao giờ cũng thế. Nhưng lần này, chuyện đứa con trai và con dâu của một chị trong hội chiếm gần hết cả buổi gặp mặt.

Thấu hiểu mẹ chaDưỡng già tự nguyện cho người cao tuổi“Món lãi”

Sau khi lấy vợ, dù đã mua hẳn cho căn nhà ở khu đô thị mới, song vợ chồng người con trai vẫn không ra ở riêng. Chúng lấy lý do muốn được ở gần ba mẹ để chăm sóc nhưng thật ra điều chúng muốn là được “ăn ở miễn phí”, có người đưa đón con cái đi học để hai vợ chồng rảnh chân, rảnh tay, người thì cầu lông, bóng bàn, người tập gym, học nhảy. Căn nhà ba mẹ mua cho chúng để cho thuê tháng kiếm hơn 5 triệu đồng, cộng khoản sinh hoạt phí, tiền học con cái… không phải đóng, mỗi tháng đôi vợ chồng trẻ “lãi” hơn chục triệu đồng. Thế nên, hết năm này đến năm khác, sinh đứa đầu đến đứa thứ hai và bây giờ cả hai đứa đều học tiểu học chúng vẫn không chịu ra riêng.

Thời đại này, không có nhiều cặp vợ chồng trẻ chịu sống chung với bố mẹ. Vì họ thích tự do, tránh xung đột mẹ chồng nàng dâu… như con anh chị thế là còn may mắn. Chị thường lấy lý do đó để an ủi mình và tiếp tục hy sinh vì con. Thế nhưng, mới đây khi nghe con dâu và con trai bàn bạc về việc chuyển quyền thừa kế nhà và đất đang ở sang cho chúng với lý do để thủ tục thuận tiện và trước sau gì chẳng phải thế, anh chị mới ngã ngửa lý do chúng không chịu ra riêng. Căn nhà và khu đất rộng ở vị trí mặt tiền, đường sinh lợi cao được định giá hàng chục tỷ đồng và cũng là tài sản còn lại duy nhất mà anh chị có, dù đã có ý định sau này sẽ cho con nhưng cách mà con trai và con dâu tính toán khiến anh chị chạnh lòng.

Nhiều đêm suy nghĩ, anh chị quyết định bán căn nhà rồi tìm mua một mảnh đất mới, nhỏ hơn, làm căn nhà nhỏ chỉ đủ để hai vợ chồng ở. Anh chị kiên quyết buộc chúng ra riêng sau khi đã chia phần tài sản. Những nghĩa vụ đưa đón con, cơm nước chị giao lại cho chúng và an hưởng tuổi già, đi du lịch đây đó, gặp gỡ bạn bè. Thỉnh thoảng nhớ cháu thì đến thăm, mua cho cháu món quà, như thế là ổn!

Ai cũng mừng cho anh chị đã có quyết định đúng đắn. Nếu cứ tiếp tục cung phụng, không biết chúng được voi sẽ đòi đến gì? Chị chỉ tiếc nếu ngày xưa, sau khi nuôi con trai hoàn thành du học về nước, có việc làm ổn định nếu để nó tự lập, tự lo cho bản thân, cho gia đình thì hẳn là tuổi về hưu của anh chị sẽ thảnh thơi hơn nhiều. Dù muộn, song chị vẫn dừng lại đúng lúc, để sống cuộc sống của mình và ít ra để con chị nhận thấy một phần trách nhiệm của mình với cha mẹ và hơn cả là trách nhiệm làm cha, làm mẹ để làm gương cho con cái của chúng. Để chúng không chỉ biết hưởng thụ một phía từ cha mẹ mà không có trách nhiệm trở lại với người sinh thành, dưỡng dục mình.

Linh Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế, lựa chọn cán bộ “đúng, trúng”, trách nhiệm

Sáng 4/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Tinh gọn bộ máy gắn với tinh giản biên chế, lựa chọn cán bộ “đúng, trúng”, trách nhiệm
Trách nhiệm với công tác tuyển quân

Gần 30 năm đảm nhiệm công tác tuyển quân, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp Trần Xuân Toản, nhân viên Quân lực, Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nam Đông luôn khắc phục khó khăn, trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm với công tác tuyển quân
Trách nhiệm trước xã hội

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Trần Thị Kim Loan đánh giá: Ban Phụ nữ (PN) Công an tỉnh là một trong những đơn vị mạnh, có nhiều mô hình, chương trình cụ thể, thiết thực hướng về cơ sở, vì cộng đồng, trách nhiệm với người dân.

Trách nhiệm trước xã hội
Return to top