ClockThứ Hai, 15/01/2018 09:15

Đừng thả xuống sông dù chỉ một cọng rác

TTH - Những chiều thẩn thơ đi dọc sông Hương, càng thấy con sông đẹp lạ thường. Bỏ qua những ngày ầm ĩ vì mưa lũ, sông Hương trở lại với vẻ hiền hòa êm đềm vốn có.

Tuy vậy, cứ chốc chốc tôi lại thấy những người thản nhiên vứt rác xuống dòng sông xinh đẹp đó. Tôi vẫn thường tự hỏi với chính mình: “Người ta nghĩ gì khi vứt rác xuống sông?”.

Hẳn nhiên với nhiều người, điều đó không có gì là to tát. “Chỉ một cọng rác, một cái bao nilon, một tờ giấy, một cái lon… thôi mà...” – nhiều  người ắt sẽ nghĩ vậy. Nhưng, Huế có gần 400.000 người cư trú, nếu ai cũng đi theo lối suy nghĩ như vậy, thì sông Hương, hay các con sông khác ở Huế, có còn vẻ đẹp thuần khiết của dòng sông bao bọc Huế thương?

Không nói đâu xa, một chi lưu của sông Hương là sông An Cựu, trước đây đã từng bị ô nhiễm nặng bởi rác thải và ý thức kém của người dân. Dòng sông Lợi Nông trong xanh năm xưa giờ đây biến thành “kho” của khu chợ với đủ thứ rác thải làm nước sông đục ngầu. Những năm gần đây, sông An Cựu phần nào lấy lại được vẻ đẹp của mình, nhờ vào việc cải thiện ý thức của người dân quanh khu vực, cũng như các hoạt động làm sạch nguồn nước.

Sông An Cựu nhỏ nhưng cũng đã mất rất nhiều thời gian để khôi phục sau tình trạng ô nhiễm. Vậy nếu một ngày sông Hương trở nên đục ngầu, lềnh bềnh rác thải, mọi thứ sẽ tệ đến thế nào?

Liệu những khách du lịch nước ngoài đến Huế, khi thấy một dòng sông biểu tượng của đất Cố đô như vậy, họ sẽ nghĩ gì? Liệu rằng người dân xứ Huế có còn tự hào với một dòng sông ô nhiễm hay không? Hay liệu sẽ mất bao nhiêu lâu, bao nhiêu công sức, tiền của để khôi phục lại dòng sông khi nó bị ô nhiễm? Chưa hết, nếu dòng sông bị ô nhiễm, nó sẽ mang sự ô nhiễm đó sang các cửa biển, các bãi tắm. Nếu điều đó thật sự xảy ra, hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.

Có những điều nhỏ nhặt tưởng chừng như vô hại, nhưng “tích tiểu thành đại” ắt hẳn sẽ vô cùng có hại, cũng như việc vứt rác xuống sông.

Đăng Trình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển mùa

Đã qua tiết thu phân. Ngọn gió ngoài sông phả về hơi lạnh nghe ra mùi hương đất đai kỳ hoai ủ. Con nhóc giờ này năm xưa rén nhẹ bước chân vo bơ gạo độn khoai, rang thêm mẻ hạt dầu với ruốc. Một phần cho mẹ ra đồng, phần nữa con theo đám các bà dì đi qua chợ huyện rồi đến trường học. Những ngọn đồi mù mịt trong mưa. Đứa trẻ mắt nhắm mắt mở thấy mình mãi vòng quanh không qua hết bìa rừng... Nó ứa nước mắt thèm ngủ vùi trong mùi lá còn vương.

Chuyển mùa
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Đừng làm đau cây xanh

Hiện nay, không ít cây xanh dọc các tuyến đường ở TP. Huế bị bao vây bởi xà bần bê tông, đinh, tấm bảng quảng cáo, dây treo... dưới gốc hay trên thân cây. Chỉ vì sự "vô cảm", thiếu ý thức của một số người mà nhiều cây xanh vốn có dáng đẹp, giúp làm sạch, làm mát cho đô thị trở nên nhếch nhác, èo uột.

Đừng làm đau cây xanh
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…

TIN MỚI

Return to top