ClockThứ Hai, 14/11/2022 14:12

Giới trẻ với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

TTH - Hiện nay, mạng xã hội (MXH) trở thành công cụ truyền thông, môi trường giải trí được nhiều người ưa thích, sử dụng hàng ngày, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực với những tiện ích vượt trội mà MXH mang lại thì việc sử dụng MXH trong giới trẻ cũng nảy sinh không ít vấn đề mà dư luận lo ngại.

Phát triển bán hàng đa kênhThỏa sức sáng tạo với trào lưu bullet journalGiới trẻ vui nhộn đến trường cùng trào lưu “thấy gì vơ đó”

Mọi người cần nêu cao ý thức trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội. Ảnh: H. Diệu

Theo điều tra sơ bộ của UNICEF, cứ 3 người dùng internet thì có 1 người dưới 18 tuổi và 71% người từ 15-24 tuổi đang trực tuyến, cho thấy nhóm tuổi này được kết nối nhiều nhất trên toàn thế giới. Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ tiếp cận số hóa chưa từng có, ngay cả ở các khu vực vùng sâu, vùng xa… Thêm nữa, thống kê của Google cho thấy, hiện 97% người dùng Việt Nam tìm kiếm thông tin qua các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng đã khiến thị trường trực tuyến thực sự trở thành một “khoảng không gian riêng” cho các bạn trẻ thỏa sức khai thác nhu cầu thông tin của mình.

MXH là công cụ có nhiều tiện ích để kết nối mọi người, hình thành nên các nhóm và cộng đồng mạng rất phong phú, mang tính xuyên quốc gia. Những người tham gia MXH rất đa dạng, khác nhau về tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, tính cách, sở thích… Mỗi cá nhân lại có thể kết bạn, tham gia nhiều nhóm, cộng đồng mạng khác nhau, nên mặc dù có sự lựa chọn, song nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về quan điểm giữa các thành viên trong nhóm hay giữa nhóm này với nhóm khác vẫn rất cao, có thể khiến bạn bị lôi kéo vào những chuyện vô bổ, phiền toái… không đáng có.

Một thực tế đáng buồn khác hiện nay là, môi trường MXH đang bị vẩn đục bởi các hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa; cách sử dụng MXH của một số người dùng chưa thật sự văn minh, hoặc số ít còn lợi dụng các diễn đàn để công khai đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau. Rất nhiều bạn trẻ còn quan niệm MXH là thế giới ảo, có thể ẩn danh nên rất dễ dãi trong ứng xử, xem MXH là công cụ để săm soi đời tư của người khác, thể hiện cái tôi cá nhân, hoặc tự cho mình cái quyền “tự do ngôn luận” núp bóng trong hành vi phỉ báng, cư xử thiếu văn hóa… làm tổn thương người khác, lây lan cách ứng xử tiêu cực cho cộng đồng.

Nên nhớ rằng, những gì chia sẻ trên MXH là sự phản ánh con người, tính cách, lối sống của bạn. Vì vậy, khi tham gia MXH, mỗi người trẻ nên là một người dùng thông minh, có văn hóa, rèn cho mình cách ứng xử, tương tác thật chuẩn mực. Giao tiếp, ứng xử, tương tác trên mạng xã hội, mỗi người cần hoàn thiện đạo đức, nhân cách của con người trong thời đại 4.0. Có như vậy mỗi bài viết, mỗi clip mới góp phần lan tỏa những quan điểm tư tưởng tiến bộ, những giá trị cao đẹp; tạo ra sự đồng thuận trong cộng đồng; mặt khác, góp phần đấu tranh với những tệ nạn tiêu cực, những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống. Hãy thực hiện đúng những quy tắc: nếu không nói được những điều lạc quan thì nên giữ im lặng, tế nhị, tôn trọng người khác… Có như thế thì người dùng sẽ không sa vào những vấn đề tiêu cực, hệ lụy xấu từ MXH.

Khi tham gia mạng xã hội, mỗi người cần có ý thức, rằng mình phải là người có trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng; biết tôn trọng nhân phẩm, danh dự, quyền lợi của người khác; và nhất là biết tôn trọng danh dự bản thân thì mới có trách nhiệm với mỗi bài viết, mỗi hình ảnh, mỗi comment khi đăng lên mạng xã hội. Với những kẻ cố tình sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc sự thật, làm hại người khác cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Văn Phong

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
gh
gia huy - 01/04/2024 14:04
Rất hay!

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Tăm cá mùa nước lên

Với những người ưa chuộng bộ môn câu cá, mỗi khi nghe nơi đâu có tăm cá, dù xa hàng chục cây số họ cũng sẵn sàng lặn lội đến nơi để thỏa lòng đam mê sông nước.

Tăm cá mùa nước lên
Ứng xử văn minh với vỉa hè

Hơn một năm nay, mỗi lần ngang qua khu vực Thành nội vào tầm chiều tối, tôi hay ghé mắt vào khu vực vỉa hè đường Mai Thúc Loan, tuyến cắt ngang với đường Lê Thánh Tôn. Chẳng phải tò mò hay có cảnh gì vướng mắt, mà vì ngay nút giao 2 phố có ghè sữa đậu nành nóng “nhà làm” mà chủ là người bạn của tôi từ thời cấp tiểu học.

Ứng xử văn minh với vỉa hè
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top