ClockChủ Nhật, 11/09/2016 17:00

Giữ xanh cho thành phố

TTH.VN - Có đi theo những công nhân ở Cty Công viên cây xanh Huế mới hiểu được công việc thầm lặng của họ để giữ hồn cho mảng xanh đô thị.

Để có một hệ thống cây xanh, dày đặc, phát triển phù hợp với không gian đô thị không hề đơn giản. Hàng ngày, các đội công nhân cùng xe chuyên dụng, cưa máy… rong ruổi trên các tuyến đường để cắt, tỉa, hạ độ cao cho từng cây - tập trung vào những cây có đường kính và chiều cao lớn, cây nặng tán, cây mọc lệch tán... -  cũng như sớm phát hiện cành cây khô và quan sát những cây mắc bệnh để có phương án bảo vệ cụ thể. Thường công việc này buộc các công nhân ngồi trên cần cẩu với độ cao từ 10-30m, luôn đối mặt với hiểm nguy nên ai cũng phải cẩn trọng

“Mình xem mỗi cây như một đứa con. Nó che mát cho mọi người, cho thành phố có một màu xanh đẹp tạo ra không khí trong lành”, anh Nguyễn Văn Minh (nhân viên Công ty Công viên cây xanh Huế) tâm sự sau khi vừa bước khỏi cần cẩu cắt cây.

Theo anh Minh, khó khăn nhất của nghề này vào những ngày mưa bão, cả đội phải làm việc liên tục, bên cạnh cắt tỉa, còn phải chống đỡ cho những cây có khả năng gãy đổ gây nguy hiểm cho người đi đường. 

Cty Công viên cây xanh Huế hiện đang quản lý hơn 63.000 cây xanh trên toàn thành phố. Theo kế hoạch, năm nay đơn vị cắt tỉa đã cắt tỉa hơn 2.000 cây/2.500 cây. 

Một số hình ảnh PV Báo Thừa Thiên Huế Online ghi lại sau những ngày theo chân những người chăm sóc cây xanh:

Để bắt đầu công việc, khâu kiểm tra cưa máy rất quan trọng

Điều khiển cần cẩu đưa đồng nghiệp tiếp cận với độ cao trên 30m để bắt đầu cắt, tỉa từng tán cây

Công việc yêu cầu thường xuyên làm việc ở độ cao nhất định

Xử lý một thân cây bị bệnh trên đường Lê Thánh Tôn

Một công nhân chăm chú quan sát từng nhánh cây mọc lệch, có khả năng gãy đổ ở độ cao 50m để cắt bỏ

Công việc thường phải gặp nhiều khó khăn bởi ở độ cao này có rất nhiều dây điện, dây điện thoại giăng ngang

Chở về khi vực tập kết rác

Tranh thủ uống nước sau giờ làm việc mệt nhọc

Phan Thành

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Rèm xanh” cho căn nhà

Phủ xanh ngôi nhà bằng các loài cây leo là xu hướng được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Như những “tấm rèm xanh” tự nhiên, những dàn cây leo không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ nắng mưa, tạo nên không gian xanh mát, trong lành và dễ chịu giữa chốn đô thị.

“Rèm xanh” cho căn nhà
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Return to top